Đề văn7 học kỳ II

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu Hà | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề văn7 học kỳ II thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Đề1
Câu 1: Nêu suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ” ?
Câu 2: Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim”.
Đáp án
Câu 1:
-Nêu được suy nghĩ sau khi học xong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”: Nhận ra sự giản dị trong đời sống, sinh hoạt, lời nói và bài viết của Bác.Học tập , noi theo tấm gương của Bác Hồ, (1 điểm)
Câu 2:
-Bài viết theo phương pháp lập luận chứng minh, học sinh làm rõ câu tục ngữ: “ Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
-Bài viết rõ ràng, mạch lạc, có tính liên kết, có bố cục ba phần rõ ràng.
A.Mở bài:
Nêu được câu tục ngữ và ý nghĩa của câu tục ngữ (1 điểm).
B. Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ (1 điểm).
- Nêu dẫn chứng để chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ (2 điểm).
C.Kết bài:
Khẳng định tính đúng đắn của câu tục ngữ.Rút ra bài học cho bản thân(1 điểm)
Đề 2
Câu 1Em hiểu câu tục ngữ “Tấc đất tấc vàng” như thế nào?
Câu2Hãy tóm tắt văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trong khoảng 5 câu.
Câu3: Viết một bài văn ngắn (10 ( 15 dòng) trình bày suy nghĩ của em sau khi học xong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.
Đáp án
Câu 1
HS nêu được: Câu tục ngữ đề cao, khẳng định sự quý giá của đất đai đối với con người.
Câu2
Học sinh tóm tắt bài văn theo các ý sau:
- Yêu nước là truyền thống quý báu của dân tộc ta
- Lịch sử có nhiều cuộc kháng chiến chống xâm lăng chứng tỏ dân ta yêu nước nồng nàn
- Đồng bào ta ngày nay có nhiều việc làm thể hiện tinh thần yêu nước xứng đáng với truyền thống của tổ tiên.
- Nhiệm vụ của Đảng ta
Câu 3
* HS viết được bài văn ngắn (10 (15 dòng) đảm bảo được các ý sau:
1. Yêu cầu chung: - Bài văn có bố cục ba phần rõ ràng, chặt chẽ. Trình bày hợp lý. Không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
- Nội dung sinh động, hấp dẫn, giầu cảm xúc. nêu những cảm nhận sâu sắc về hình ảnh người lính trong bài thơ.
2. Yêu cầu cụ thể: - Biểu hiện của đức tính giản dị của Bác.
- Giản dị là một trong những phẩm chất cao quí của Bác Hồ.
- Đó là một cuộc sống phong phú, cao đẹp về tinh thần, tình cảm, không màng đến hưởng thụ vật chất, không vì riêng mình.
Đề 3
Câu 1.
Chép lại 4 câu tục ngữ về con người và xã hội? (1điểm )
Câu 2.
Trong văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”,tác giả Phạm văn Đồng đã dùng những dẫn chứng nào để chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong việc làm, lời nói và bài viết. (3 điểm)
Câu 3.
Viết đoạn văn ngắn từ 7 - 10 câu chứng minh lòng yêu nước của dân tộc ta. (3 điểm)
Đáp án
Câu 1:
Bằng những dẫn chứng cụ thể phong phú, giàu sức thuyết phục trong lịch sử dân tộc và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bài văn đã làm sáng tỏ một chân lý. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”. Bài văn là một mẫu mực về lập luận bố cục và cách dẫn chứng cụ thể nghị luận.
Câu 2:
Phạm Văn Đồng (1906 – 2000). Nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở xã Đức Tân, huyện Mộ Đức Tỉnh Quảng Ngãi. Ông tham gia cách mạng từ năm 1925, giữ nhiều cương vị quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của Đảng và nhà nước Việt Nam, từng là Thủ tướng chính phủ trên ba mươi năm. .Ông là học trò, là cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 3:
Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ, giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác sự giản dị hòa hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tư tưởng và tình cảm cao đẹp. Bài văn vừa có những chứng từ cụ thể và nhận xét sâu sắc, vừa thắm đượm tình cảm chân thành.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu Hà
Dung lượng: 115,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)