Đề và đáp an văn TNTHPT 2011-2012
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quân |
Ngày 17/10/2018 |
23
Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp an văn TNTHPT 2011-2012 thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2012
Môn Thi : NGỮ VĂN - Giáo Dục Trung Học Phổ Thông
Thời gian làm bài : 150 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH : (5.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người, nhà văn M. Sô-lô-khốp viết:
Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ…
(Ngữ văn 12, Tập hai, tr.123, NXB Giáo dục – 2008)
Hai con người được nói đến ở trên là những nhân vật nào ? Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi cút? Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì?
Câu 2.(3.0 điểm)
Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN : (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Ngữ văn 12, Tập một, tr.111, NXB Giáo dục – 2009)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)
Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2009)
BÀI GIẢI GỢI Ý
Cu 1. (2,0 điểm)
- Hai con người được nói đến ở trên là cựu chiến binh Nga Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a. mồ côi. Họ là hai con người côi cút, vì đây là những con người có số phận đau thương mất mát do chiến tranh phát xít gây nên.
- Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn gợi liên tưởng đến thân phận nhỏ bé của con người trước bão tố của chiến tranh và nỗi nhọc nhằn mưu sinh trong đời thường. Từ đó, thể hiện nỗi băn khoăn, lo lắng tác giả về tương lai các nhân vật nhưng khâm phục, tin tưởng ở lòng nhân ái và bản lĩnh của con người Nga. Đồng thời đặt ra vấn đề xã hội cũng cần quan tâm đến cá nhân con người, nhất là những người có đóng góp, hi sinh lớn cho cộng đồng. Những hình ảnh này đã góp phần làm rõ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Sô-lô-khốp trong tác phẩm Số phận con người.
Câu 2.
1) Mở bài :
- Giới thiệu luận đề : “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.”
- Chuyển ý.
2) Thân bài :
a. Giải thích : thế nào là dối trá; suy thoái về đạo đức.
- Dối trá là không trung thực, không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp.
- Suy thoái về đạo đức là không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định, là sự suy sụp và băng hoại về đạo đức. Ví dụ: sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; “khẩu phật tâm xà”; không tôn trọng luật pháp…
b. Bàn luận :
- Vì sao nói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội?
+ Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất theo ý đồ của mình (dẫn chứng).
+ Làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận
Môn Thi : NGỮ VĂN - Giáo Dục Trung Học Phổ Thông
Thời gian làm bài : 150 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
I. PHẦN CHUNG CHO CÁC THÍ SINH : (5.0 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm)
Trong phần cuối tác phẩm Số phận con người, nhà văn M. Sô-lô-khốp viết:
Hai con người côi cút, hai hạt cát đã bị sức mạnh phũ phàng của bão tố chiến tranh thổi bạt tới những miền xa lạ…
(Ngữ văn 12, Tập hai, tr.123, NXB Giáo dục – 2008)
Hai con người được nói đến ở trên là những nhân vật nào ? Vì sao tác giả gọi họ là hai con người côi cút? Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn có ý nghĩa gì?
Câu 2.(3.0 điểm)
Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.
Viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
II. PHẦN RIÊNG – PHẦN TỰ CHỌN : (5,0 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b)
Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5.0 điểm)
Phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của nhà thơ Tố Hữu:
Ta đi ta nhớ những ngày
Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi…
Thương nhau, chia củ sắn lùi
Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.
Nhớ người mẹ nắng cháy lưng
Địu con lên rẫy, bẻ từng bắp ngô.
Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đèo.
Nhớ sao tiếng mõ rừng chiều
Chày đêm nện cối đều đều suối xa…
(Ngữ văn 12, Tập một, tr.111, NXB Giáo dục – 2009)
Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5.0 điểm)
Phân tích hình tượng sông Đà trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục – 2009)
BÀI GIẢI GỢI Ý
Cu 1. (2,0 điểm)
- Hai con người được nói đến ở trên là cựu chiến binh Nga Xô-cô-lốp và bé Va-ni-a. mồ côi. Họ là hai con người côi cút, vì đây là những con người có số phận đau thương mất mát do chiến tranh phát xít gây nên.
- Hình ảnh hai hạt cát trong câu văn gợi liên tưởng đến thân phận nhỏ bé của con người trước bão tố của chiến tranh và nỗi nhọc nhằn mưu sinh trong đời thường. Từ đó, thể hiện nỗi băn khoăn, lo lắng tác giả về tương lai các nhân vật nhưng khâm phục, tin tưởng ở lòng nhân ái và bản lĩnh của con người Nga. Đồng thời đặt ra vấn đề xã hội cũng cần quan tâm đến cá nhân con người, nhất là những người có đóng góp, hi sinh lớn cho cộng đồng. Những hình ảnh này đã góp phần làm rõ tư tưởng nhân đạo sâu sắc của nhà văn Sô-lô-khốp trong tác phẩm Số phận con người.
Câu 2.
1) Mở bài :
- Giới thiệu luận đề : “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.”
- Chuyển ý.
2) Thân bài :
a. Giải thích : thế nào là dối trá; suy thoái về đạo đức.
- Dối trá là không trung thực, không thành thật, nói và làm không thống nhất với nhau nhằm một mục đích không tốt đẹp.
- Suy thoái về đạo đức là không tuân theo những chuẩn mực đạo đức mà xã hội quy định, là sự suy sụp và băng hoại về đạo đức. Ví dụ: sống bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo; “khẩu phật tâm xà”; không tôn trọng luật pháp…
b. Bàn luận :
- Vì sao nói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội?
+ Làm cho mọi người nhìn nhận vấn đề không đúng với bản chất theo ý đồ của mình (dẫn chứng).
+ Làm cho mọi chuẩn mực không được nhìn nhận
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quân
Dung lượng: 60,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)