Đề và đáp án Văn 7 HKI (2011 - 2012)

Chia sẻ bởi Lê Mậu Thành | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án Văn 7 HKI (2011 - 2012) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Q9


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2011 – 2012
Môn : NGỮ VĂN – LỚP 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)





Câu 1: Viết 6 câu thơ cuối trong bài thơ “ Tiếng gà trưa ” của Xuân Quỳnh. (1đ)


Câu 2:Viết đọan văn (10 đến 12 dòng) với chủ đề “Cha ” hoặc “Mẹ ”. Trong đoạn văn có dùng cặp quan hệ từ “Vì….. nên…” và câu thành ngữ “ no cơm ấm áo ” ( 3đ)


Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. (6đ)


----Hết----



























HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học 2011 - 2012
Khối 7
Câu 1: Viết 6 câu thơ cuối trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
Viết đúng khổ cuối bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh. (1 điểm)
- Sai 2 lỗi chính tả - 0,25 đ
- Thiếu hoặc dư 1 dòng thơ - 0,5 đ
- Đảo trật tự dòng thơ - 0,5 đ
- Sai, thiếu 1 từ - 0,25 đ
- Thiếu nhan đề, tác giả - 0,25 đ (thiếu 1 trong 2 không trừ)
(Các trường hợp khác, giám khảo xem xét chấm điểm)

Câu 2 : Viết đọan văn ( 10 đến 12 dòng ) với chủ đề “ Cha ” hoặc “ Mẹ ”. Trong đọan văn có dùng cặp quan hệ từ “ Vì….. nên…..” và câu thành ngữ “ no cơm ấm áo ” ( 3điểm)
+ Đảm bảo số dòng ( thiếu hoặc thừa 2 dòng trừ 0,25 đ)
+ Văn viết trôi chảy, rõ ý, ít lỗi chính tả và ngữ pháp(mắc từ 2 lỗi trở lên trừ từ 0,25 đến 0,5 điểm)
+ Sử dụng thành ngữ phù hợp và sử dụng chính xác cặp quan hệ từ 1,5điểm ( không sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng chưa phù hợp trừ mỗi yêu cầu 0,75 điểm)
+ Nội dung rõ ràng và có cảm xúc 1,5 điểm

Câu 3: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương. (6 điểm)
Yêu cầu chung
+ Thể loại: Văn biểu cảm về tác phẩm văn học
+ Nội dung: cảm nghĩ về bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
+ Hình thức:
- Có kết cấu ba phần: mở bài, thân bài, kết bài hài hòa, cân đối.
- Văn trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc…
- Ít lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, dùng từ …
Yêu cầu cụ thể:
1) Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm
2) Thân bài: Nêu những cảm xúc, tình cảm do tác phẩm gợi lên
- Bài thơ có 2 nghĩa, HS phát biểu cảm nghĩ về tính đa nghĩa của bài thơ.
-Câu 1-2 : Hình ảnh chiếc bánh trôi nước và nghĩa ẩn dụ của nó:
+ Tả thực chiếc bánh trôi nước.
+ Nghĩa ẩn dụ: Thân phận lênh đênh chìm, nổi của người phụ nữ. họ bị lễ giáo phong kiến ràng buộc, tước quyền làm chủ bản thân, hoàn toàn phụ thuộc vào người khác
→ Liên tưởng, cảm xúc trước vẻ đẹp trong trắng của người con gái đương xuân và đồng cảm với thân phận chìm, nổi của người phụ nữ trước quan niệm “ Trọng nam khinh nữ ” của xã hội phong kiến.
-Câu 3-4 : Phẩm chất trong sạch, cao quý của người phụ nữ :
+Tả thực cách làm bánh trôi nước.
+Nghĩa ẩn dụ :Khẳng định cuộc đời dù gặp cảnh ngộ gì vẫn giữ được sự son sắt, thủy chung, tình nghĩa.
→ Trân trọng, đồng tình với cách nói khiêm nhường nhưng cứng cỏi chứa một ý chí kiên định, như một lời thách thức ngấm ngầm mà quyết liệt với các thế lực tàn bạo của xã hội phong kiến đang chà đạp lên quyền sống và nhân phẩm của người phụ nữ.
( Trân trọng đối với vẻ xinh đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt thủy chung, vừa cảm thương cho thân phận bấp bênh chìm nổi, bị lệ thuộc vào xã hội của người phụ nữ xưa. Tự hào trong xã hội ngày nay phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội, quan niệm bình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Mậu Thành
Dung lượng: 39,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)