đê va đap an hsg van 7 2011-2012 rat hay
Chia sẻ bởi Leo Bướng Bỉnh |
Ngày 11/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: đê va đap an hsg van 7 2011-2012 rat hay thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn : NGŨ VĂN 7
Thời gian làm bài : 120 phút
Câu 1 (4 điểm)
a. Tìm trạng ngữ trong đoạn trích sau:
Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc. Là một phương diện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.
( Đặng Thai Mai, Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Ngữ văn 7)
b. Có thể chuyển trạng ngữ về cuối câu không ? vì sao?
Câu 2 (4 điểm)
Cảm nhận của em về bài ca dao:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gày cò con
Câu 3: (12 điểm)
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn : NGŨ VĂN 7
Câu 1 (4 điểm)
a. Tìm đúng trạng ngữ:
- Là một phương diện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người.
- Về phương diện này.
b. Hai trạng ngữ này không thể di chuyển về cuối câu vì:
- Trong câu chứa trạng ngữ thứ nhất, phần cơ bản có cụm từ nhu cầu ấy của xã hội, nội dung của cụm từ này được trình bày trong trạng ngữ đứng ở đầu câu.
- Trong câu chứa trạng ngữ thứ hai, ở trạng ngữ có từ này, nghĩa của từ này được trình bày ở câu đứng trước trạng ngữ vì vậy không thể chuyển trạng ngữ này xuống cuối câu được .
Câu 2 (4 điểm)
-Viết được đoạn văn trình bày các ý sau:
- Đây là bài ca dao thuộc chủ đề than thân
* Nội dung: Bài ca dao như một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán: Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ, hai thế hệ hai kiếp người đau khổ: lẻ loi, cô đơn, vất vả và gặp nhiều tai ương và trắc trở trong cuộc sống.
* Nghệ thuật:
-Ẩn dụ: Hình ảnh “ thân cò” là hình ảnh người nông dân . Đây là hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao
- Thành ngữ “ lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả
- Câu hỏi tu từ “ Ai làm…. ” Thể hiện sự phản kháng, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái.
- Các tính từ “ đầy, cạn, gày” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau làm cho giọng điệu than thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.
Câu 3 (12 điểm)
. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao).
- Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung:
a) Mở bài:
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
b) Thân bài:
* Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao…; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn : NGŨ VĂN 7
Thời gian làm bài : 120 phút
Câu 1 (4 điểm)
a. Tìm trạng ngữ trong đoạn trích sau:
Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc. Là một phương diện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người, một thứ tiếng hay trước hết phải thỏa mãn nhu cầu ấy của xã hội. Về phương diện này, tiếng Việt có những khả năng dồi dào về phần cấu tạo từ ngữ cũng như về hình thức diễn đạt.
( Đặng Thai Mai, Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Ngữ văn 7)
b. Có thể chuyển trạng ngữ về cuối câu không ? vì sao?
Câu 2 (4 điểm)
Cảm nhận của em về bài ca dao:
Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gày cò con
Câu 3: (12 điểm)
Có ý kiến đã nhận xét rằng:
"Thơ ca dân gian là tiếng nói trái tim của người lao động. Nó thể hiện sâu sắc những tình cảm tốt đẹp của nhân dân ta."
Dựa vào những câu tục ngữ, ca dao mà em đã được học và đọc thêm, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
PHÒNG GD&ĐT VIỆT YÊN
HƯỚNG DẪN CHẤM HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2011-2012
Môn : NGŨ VĂN 7
Câu 1 (4 điểm)
a. Tìm đúng trạng ngữ:
- Là một phương diện trao đổi tình cảm ý nghĩ giữa người với người.
- Về phương diện này.
b. Hai trạng ngữ này không thể di chuyển về cuối câu vì:
- Trong câu chứa trạng ngữ thứ nhất, phần cơ bản có cụm từ nhu cầu ấy của xã hội, nội dung của cụm từ này được trình bày trong trạng ngữ đứng ở đầu câu.
- Trong câu chứa trạng ngữ thứ hai, ở trạng ngữ có từ này, nghĩa của từ này được trình bày ở câu đứng trước trạng ngữ vì vậy không thể chuyển trạng ngữ này xuống cuối câu được .
Câu 2 (4 điểm)
-Viết được đoạn văn trình bày các ý sau:
- Đây là bài ca dao thuộc chủ đề than thân
* Nội dung: Bài ca dao như một tiếng than thân đầy lệ và nhiều ai oán: Thân cò và cò con là ẩn dụ nói về thân phận người phụ nữ nông dân và con cái họ, hai thế hệ hai kiếp người đau khổ: lẻ loi, cô đơn, vất vả và gặp nhiều tai ương và trắc trở trong cuộc sống.
* Nghệ thuật:
-Ẩn dụ: Hình ảnh “ thân cò” là hình ảnh người nông dân . Đây là hình ảnh rất quen thuộc trong ca dao
- Thành ngữ “ lên thác xuống ghềnh” chỉ sự khó khăn vất vả
- Câu hỏi tu từ “ Ai làm…. ” Thể hiện sự phản kháng, tố cáo bọn thống trị đã gây ra cảnh ngang trái.
- Các tính từ “ đầy, cạn, gày” bổ sung ý nghĩa, nội dung cho nhau làm cho giọng điệu than thân càng trở nên não nùng, ám ảnh.
Câu 3 (12 điểm)
. Yêu cầu về kĩ năng và hình thức:
- Xác định đúng kiểu bài chứng minh nhận định về văn học dân gian (tục ngữ, ca dao).
- Viết bài phải có bố cục rõ ràng, có luận điểm, luận cứ, luận chứng.
- Trình bày sạch đẹp, câu chữ rõ ràng, hành văn giàu cảm xúc và trôi chảy.
2. Yêu cầu về nội dung:
a) Mở bài:
- Dẫn dắt được vào vấn đề hợp lí.
- Trích dẫn được nội dung cần chứng minh ở đề bài, đánh giá khái quát vấn đề.
b) Thân bài:
* Thơ ca dân gian là gì? (thuộc phương thức biểu đạt trữ tình của văn học dân gian gồm tục ngữ, dân ca, ca dao…; thể hiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động với nhiều cung bậc tình cảm khác nhau, đa dạng và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Leo Bướng Bỉnh
Dung lượng: 43,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)