Đề và đáp án HSG Địa 8

Chia sẻ bởi Bùi Hồng Dung | Ngày 17/10/2018 | 97

Chia sẻ tài liệu: Đề và đáp án HSG Địa 8 thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

NĂM HỌC 2015 - 2016
MÔN: ĐỊA LÍ
Khóa ngày 29 tháng 2 năm 2016
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (2,0 điểm)
Dựa vào bảng số liệu sau, hãy nhận xét và giải thích về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam của nước ta.
Địa điểm
Lạng Sơn
Hà Nội
Huế
Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh

Nhiệt độ
trung bình năm (0C)
21,2
23,5
25,1
25,7
27,1

Câu 2: (4,0 điểm) Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm những bộ phận nào? Trình bày khái quát phạm vi lãnh thổ nước ta.
Câu 3: ( 2,0 điểm).
Dựa vào Át lát Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy Phân tích và giải thích tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của khí hậu nước ta?
Câu 4: ( 2,0 điểm).
Cho bảng số liệu sau:
Lượng mưa và lưu lượng dòng chảy theo các tháng trong năm tại lưu vực Sông Hồng (Trạm Sơn Tây)
Tháng
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Lượng mưa( mm)
19,5
26,5
34,5
104,2
222
262,8
315,7
335,2
271,9
170,1
59,9
17,8

Lưu lượng
( m3/s)
1318
1100
914
1071
1893
4692
7986
9246
6690
4122
2813
1746


a, Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa và lưu lượng dòng chảy theo các tháng trong năm tại lưu vực Sông Hồng (Trạm Sơn Tây).
b, Từ biểu đồ đã vẽ rút ra nhận xét.

--- Hết ---

Họ và tên thí sinh:...............................................................SBD........................................

(Thí sinh được sử dụng máy tính cầm tay và Atlat Địa lí Việt Nam để làm bài).






Đáp án và biểu điểm:

Câu
Nội dung cần đạt
Điểm

1
2,0
 Nhận xét và giải thích sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào Nam:
- Nhận xét: Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam (dẫn chứng) hoặc HS có thể nêu ngược lại
- Giải thích nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam
+ Do lãnh thổ nước ta kéo dài theo nhiều vĩ độ (theo chiều Bắc - Nam).
+ Càng vào Nam, càng gần Xích đạo nên có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời lớn, nên nhận được lượng nhiệt Mặt Trời nhiều
+ Ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc càng vào Nam càng yếu dần và từ dãy Bạch Mã vào Nam ít chịu ảnh hưởng của gió này.
0,5



0,5

0,5
0,5


2

(4,0)
( Phạm vi lãnh thổ của một nước thường bao gồm vùng đất, vùng biển (nếu giáp biển) và vùng trời.
( Phạm vi lãnh thổ nước ta bao gồm vùng đất, vùng biển và vùng trời. Cụ thể :
+ Vùng đất của nước ta là toàn bộ phần đất liền và các hải đảo với tổng diện tích là 331 212 km2. Phần đất liền được giới hạn bởi đường biên giới với các nước xung quanh (hơn 4 500 km) và đường bờ biển (dài 3 260 km). Nước ta có khoảng 3 000 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là các đảo nhỏ ven bờ và có hai quần đảo ở ngoài khơi xa trên Biển Đông là quần đảo Hoàng Sa (thuộc thành phố Đà Nẵng) và quần đảo Trường Sa (thuộc tỉnh Khánh Hoà).
+ Vùng biển của nước ta bao gồm : nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa.
• Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở.
• Lãnh hải là vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia trên biển. Lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lí (1 hải lí = 1 852 m).
• Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển được quy định nhằm đảm bảo cho việc thực hiện chủ quyền của nước ven biển. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước ta rộng 12 hải lí. Trong vùng này, Nhà nước ta có quyền thực hiện các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc phòng, kiểm soát thuế quan, các quy định về y tế, môi trường, nhập cư
• Vùng đặc quyền kinh tế là vùng Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế nhưng vẫn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Hồng Dung
Dung lượng: 61,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)