Đề và ĐA NV7 HKI
Chia sẻ bởi Vũ Văn Toàn |
Ngày 11/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề và ĐA NV7 HKI thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD-ĐT NAM TRỰC
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm)
Thế nào là điệp ngữ? kể tên các dạng điệp ngữ đã được học.
Câu 2: (1,5 điểm)
Khi chồng của Hồ Xuân Hương là ông Tổng Cóc qua đời, bà đã làm bài thơ khóc chồng như sau:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
(Khóc Tổng Cóc – Hồ Xuân Hương)
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép chơi chữ được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 3: (1 điểm)
Trình bày hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 4: (2 điểm)
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”
(Trích “Một thứ quà của lúa non: Cốm” – Thạch Lam)
Nêu ngắn gon ý hiểu của em về nhận xét ấy của tác giả?
Câu 5 (4,5 điểm)
Trình bày cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
-------- Hết --------
PHÒNG GD-ĐT NAM TRỰC
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2011-2012
Câu 1 (1 điểm)
Học sinh trình bày được
* Khái niệm điệp ngữ: (0,5 điểm)
Khi nói hoặc viết, người ta dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
* Các dạng điệp ngữ: (0,5 điểm)
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
Câu 2 (1,5 điểm)
Học sinh phân tích được phép chơi chữ được sử dụng trong bài thơ:
- Các từ ngữ được dùng để chơi chữ: chàng, cóc, bén, nòng nọc, chuộc.
(0,5 điểm)
- Lối chơi chữ được sử dụng: tác giả sử dụng các từ đồng âm với những từ chỉ tên các con vật thuộc họ hàng nhà cóc: chẫu chàng, nhái bén, nòng nọc, chẫu chuộc. Hiểu theo cách này, đây còn là những từ gần nghĩa. (0,5 điểm)
- Tác dụng: tạo ra cách hiểu độc đáo, thú vị cho bài thơ khóc chồng (ông Tổng Cóc) của Hồ Xuân Hương. (0,5 điểm)
Câu 3: (1 điểm)
- Học sinh nêu được khái quát về hoàn cảnh sáng tác của cả hai bài thơ:
+ Cả hai bài thơ đều được sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) đầy khó khăn, gian khổ. (0,5 điểm)
+ Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên chiến Khu Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu hao nhiều lực lượng của chúng. (0,5điểm)
Câu 4: (2 điểm)
- Học sinh cảm nhận ngắn gọn về câu văn chủ đề của tác phẩm đã được trích dẫn:
Đó là câu văn khái quát chủ đề của bài viết, là lời ca ngợi cốm rất chân thực và thấm thía. Cốm chính là một trong những thứ quà rất riêng của con người và đất nước Việt ta. Những người nông dân trồng lúa nước cần cù, chất phác ở xứ sở nhiệt đới nắng lắm, mưa nhiều đã đổ mồ hôi làm nên những cánh đồng xanh, với mùi hương thoảng thơm mộc mạc của hoa cỏ ven bờ.
Câu 5: (4,5 điểm):
*Yêu câu về hình thức:
- Bài viết đúng thể loại văn phát biểu cảm nghĩ, có bố cục 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
- Văn phong sáng sủa, chữ viết sạch sẽ , rõ ràng, không sai chính tả, diễn đạt lưu loát.
*Yêu cầu nội dung:
a, Mở bài: (0,25 điểm)
Giới thiệu bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh: một bài thơ
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1 điểm)
Thế nào là điệp ngữ? kể tên các dạng điệp ngữ đã được học.
Câu 2: (1,5 điểm)
Khi chồng của Hồ Xuân Hương là ông Tổng Cóc qua đời, bà đã làm bài thơ khóc chồng như sau:
Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!
Thiếp bén duyên chàng có thế thôi.
Nòng nọc đứt đuôi từ đây nhé,
Ngàn vàng khôn chuộc dấu bôi vôi.
(Khóc Tổng Cóc – Hồ Xuân Hương)
Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép chơi chữ được sử dụng trong bài thơ trên.
Câu 3: (1 điểm)
Trình bày hoàn cảnh sáng tác hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng” của chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 4: (2 điểm)
“Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam”
(Trích “Một thứ quà của lúa non: Cốm” – Thạch Lam)
Nêu ngắn gon ý hiểu của em về nhận xét ấy của tác giả?
Câu 5 (4,5 điểm)
Trình bày cảm nghĩ của em về hình ảnh người bà trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
-------- Hết --------
PHÒNG GD-ĐT NAM TRỰC
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2011-2012
Câu 1 (1 điểm)
Học sinh trình bày được
* Khái niệm điệp ngữ: (0,5 điểm)
Khi nói hoặc viết, người ta dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.
* Các dạng điệp ngữ: (0,5 điểm)
- Điệp ngữ cách quãng
- Điệp ngữ nối tiếp
- Điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)
Câu 2 (1,5 điểm)
Học sinh phân tích được phép chơi chữ được sử dụng trong bài thơ:
- Các từ ngữ được dùng để chơi chữ: chàng, cóc, bén, nòng nọc, chuộc.
(0,5 điểm)
- Lối chơi chữ được sử dụng: tác giả sử dụng các từ đồng âm với những từ chỉ tên các con vật thuộc họ hàng nhà cóc: chẫu chàng, nhái bén, nòng nọc, chẫu chuộc. Hiểu theo cách này, đây còn là những từ gần nghĩa. (0,5 điểm)
- Tác dụng: tạo ra cách hiểu độc đáo, thú vị cho bài thơ khóc chồng (ông Tổng Cóc) của Hồ Xuân Hương. (0,5 điểm)
Câu 3: (1 điểm)
- Học sinh nêu được khái quát về hoàn cảnh sáng tác của cả hai bài thơ:
+ Cả hai bài thơ đều được sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) đầy khó khăn, gian khổ. (0,5 điểm)
+ Cuối năm 1947, quân Pháp ồ ạt tấn công lên chiến Khu Việt Bắc hòng tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến của ta. Chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đã làm thất bại ý đồ của địch và tiêu hao nhiều lực lượng của chúng. (0,5điểm)
Câu 4: (2 điểm)
- Học sinh cảm nhận ngắn gọn về câu văn chủ đề của tác phẩm đã được trích dẫn:
Đó là câu văn khái quát chủ đề của bài viết, là lời ca ngợi cốm rất chân thực và thấm thía. Cốm chính là một trong những thứ quà rất riêng của con người và đất nước Việt ta. Những người nông dân trồng lúa nước cần cù, chất phác ở xứ sở nhiệt đới nắng lắm, mưa nhiều đã đổ mồ hôi làm nên những cánh đồng xanh, với mùi hương thoảng thơm mộc mạc của hoa cỏ ven bờ.
Câu 5: (4,5 điểm):
*Yêu câu về hình thức:
- Bài viết đúng thể loại văn phát biểu cảm nghĩ, có bố cục 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài.
- Văn phong sáng sủa, chữ viết sạch sẽ , rõ ràng, không sai chính tả, diễn đạt lưu loát.
*Yêu cầu nội dung:
a, Mở bài: (0,25 điểm)
Giới thiệu bài thơ “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh: một bài thơ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Văn Toàn
Dung lượng: 53,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)