Đề và ĐA HSG văn 7

Chia sẻ bởi Phạm Thị Tươi | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Đề và ĐA HSG văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI THỤY
KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn 7


Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)


Câu 1. (3 điểm)

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh khẳng định:
“Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống…”
Em hiểu ý kiến trên như thế nào ?

Câu 2. (7 điểm)
“…Quê hương là vòng tay ấm
Con nằm ngủ giữa mưa đêm
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm.

Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”

(Trích bài thơ “Bài học đầu cho con” - Đỗ Trung Quân)

Trình bày cảm nhận của em về những dòng thơ trên đây.

Câu 3. (10 điểm)
Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
Qua các bài thơ “Sông núi nước Nam”, “Phò giá về kinh”, “Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra” (Sách Ngữ văn 7, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.


Họ và tên: …………………………………………… ; Số báo danh: …………

PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THÁI THỤY
HƯỚNG DẪN CHẤM
BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn 7

I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm toàn bài tính đến 0,25 điểm (không làm tròn).
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1. 3 điểm
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải thích rõ hai ý:
- Ý thứ nhất: “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng.”
- Ý thứ hai: “... văn chương còn sáng tạo ra sự sống…”
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các nội dung cơ bản sau đây:
+ Ý thứ nhất: Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng” : 1,5 điểm
- Cần hiểu nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thực những gì đang diễn ra trong thực tế cuộc sống. 0,5 điểm
- Như vậy văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của xã hội và con người. 0,5 điểm
- Nội dung văn chương vì thế cũng đa dạng, phong phú sinh động như cuộc sống, qua văn chương ta hiểu được cuộc sống... 0,5 điểm
+ Ý thứ hai: Nói “... văn chương còn sáng tạo ra sự sống…”
- Là sự khẳng định: qua các tác phẩm văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng và tình cảm nhân văn cao đẹp, nhà văn dựng nên trong tác phẩm bức tranh đời sống mà có thể bức tranh đời sống hiện tại không có hoặc chưa có, để mọi người phấn đấu, xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai… 1,5 điểm

Câu 2. 7 điểm
Trình bày cảm nhận về hai khổ thơ trích trong bài thơ Bài học đầu cho con của nhà thơ Đỗ Trung Quân). Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài hát khá quen thuộc: bài hát Quê hương.
Học sinh có thể trình bày cảm nhận theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được những ý cơ bản như sau:
+ Trình bày cảm nhận khái quát về hình ảnh quê hương trong thơ ca
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Tươi
Dung lượng: 70,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)