Đề tự luyện ôn HSG VL6(đề 7)

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 14/10/2018 | 64

Chia sẻ tài liệu: Đề tự luyện ôn HSG VL6(đề 7) thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ II: LỰC- TRỌNG LỰC- KHỐI LƯỢNG RIÊNG- TRỌNG LƯỢNG RIÊNG
------ ĐỀ SỐ 07 ------
BT1
Một sợi dây cao su đàn hồi có chiều dài 15cm. Một đầu buộc cố định vào giá đỡ. Khi treo vào đầu dưới của dây một quả cân có trọng lượng 4N thì dây cao su dãn ra và có chiều dài 17cm.
Hỏi khi treo quả cân có trọng lượng ra sao để dây đó có chiều dài 20cm. ĐS: 10N
BT2.
Một lò xo thẳng đầu trên giữ cố định, đầu dưới treo vật nặng:
Nếu treo vật nặng có trọng lượng 1N thì lò xo có chiều dài 20cm.
Nếu treo vật nặng có trọng lượng 2N thì lò xo có chiều dài 21cm
Hỏi:
Chiều dài tự nhiên của lò xo? ( tức chiều dài của lò xo khi không treo vật nặng nào)
Tính chiều dài của lò xo khi treo vật nặng 6N. ĐS: 19cm; 25cm
BT3.
Một lò xo dãn dài thêm ra 10cm khi treo vào đầu dưới của nó 1 quả cân có khối lượng 1 kg.
Nếu dùng lò xo này để làm lực kế thì trên thang chia độ, mỗi độ chia giữa hai vạch cách nhau 1 cm ứng với lực là bao nhiêu Niutơn ( tức ĐCNN của lực kế là bao nhiêu)
Phải tác dụng vào lực kế một lực là bao nhiêu để lực kế dãn ra 5cm. ĐS: 1N; 5N
BT4 ( B.36/ Sách 121 BT VLNC / tr.46)
Một dây cao su có đầu trên buộc cố định vào một giá đỡ; đầu dưới treo một quả nặng có trọng lượng 10N thì người ta đo được chiều dài của dây là 20cm. Nếu treo quả nặng có trọng lượng là 15N thì chiều dài của dây là 22cm.
Hỏi nếu treo quả nặng có trọng lượng 17,5N thì dây có chiều dài là bao nhiêu? ĐS: 23cm
BT5 ( B. 35/ Sách 121 BT VLNC/ tr.46)
Một lò xo một đầu gắn cố định vào tường, còn một đầu tự do. Nếu tác dụng vào đầu tự do một lực nén ( ép) là 8N thì lò xo có chiều dài 14cm. Nếu tác dụng vào đầu tự do một lực kéo 12N thì lò xo có chiều dài 16cm.
Hỏi cần tác dụng một lực kéo là bao nhiêu để kéo cho lò xo có chiều dài là 17cm. (ĐS: 22N)
BT6. ( B1.76/ Sách 500 BTVL THCS/ tr. 23)
Một lò xo có chiều dài tự nhiên ( chiều dài ban đầu khi không treo vật nặng) là 20cm được đặt thẳng đứng. Đầu dưới được gắn cố định vào nền nhà; còn đầu trên có đặt một đĩa cân. Khi đặt một vật có khối lượng 100g vào đĩa cân thì chiều dài của lò xo là 15cm. Còn nếu đặt một vật có khối lượng 250g vào đĩa cân thì chiều dài của lò xo là 10cm.
Hãy tính khối lượng của đĩa cân ĐS: 50g
BT7.
Một lò xo xoắn dài 15cm khi treo vật nặng 1N. Treo thêm một vật nặng 2N vào thì độ dài của lò xo là 16cm.
Tính chiều dài ban đầu của lò xo khi chưa treo quả nặng nào?
Tính chiều dài của lò xo khi treo quả nặng 6N
Dùng lò xo này để làm lực kế. Muốn có mỗi độ chia ứng với giá trị 1N ( tức ĐCNN= 1N) thì khoảng cách giữa hai vạch chia là bao nhiêu? ĐS: 14,5cm; 17,5cm; 0,5cm
BT8 ( Bài 19- Sách BT VLNC6/ tr.26)
Một lò xo có chiều dài ban đầu 15cm. Khi treo vật có trọng lượng 4N thì lò xo có chiều dài 25cm. Hỏi khi treo vào lò xo một vật có khối lượng 0,2kg thì lò xo sẽ dãn ra một đoạn là bao nhiêu?
ĐS: 5cm
BT9 ( Sưu tầm mạng Internet)
Treo một vật nặng vào một lực kế thì lò xo của lực kế dãn ra 3cm. Nếu treo một vật nặng khác vào lực kế nói trên thì lò xo của lực kế dãn ra 5cm.
Hỏi treo đồng thời hai vật nặng đó vào lực kế ấy thì lò xo của lực kế sẽ dãn ra là bao nhiêu?
ĐS: 8cm
BT10 ( Trích đề thi HSG cấp trường THCS Bình Minh- Thanh Oai-Hà Nội 2013-2014.MĐ04)
Một chất lỏng A có khối lượng lớn gấp ba lần khối lượng của chất lỏng B. Còn thể tích của B thì lớn gấp 6 lần thể tích của A.
Hãy so sánh KLR của hai chất lỏng A và B.
Nếu đem hai chất lỏng này trộn lẫn vào nhau thì KLR của hỗn hợp thu được sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn mấy lần so
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 61,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)