Đề thử sức HKI Hóa_8 số 6

Chia sẻ bởi Mai Đức Tâm | Ngày 17/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Đề thử sức HKI Hóa_8 số 6 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:


ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
MÔN HÓA HỌC 8
Thời gian làm bài 45 phút (không kể giao đề)


Họ, tên : …………...................................................… Số báo danh:....................
Mã đề số 170

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,5 điểm)
Chọn phương án đúng rồi ghi vào giấy làm bài theo mẫu có sẵn. Ví dụ : nếu ở câu 1 chọn phương án D thì ở ô số 1 ghi D.
Câu 1: Trong phản ứng hóa học,
A. số lượng nguyên tử được bảo toàn. B. hạt nhân nguyên tử bị biến đổi.
C. các chất được bảo toàn. D. số lượng phân tử được bảo toàn.
Câu 2: Công thức hóa học nào dưới đây khác loại trong số các công thức dưới đây ?
A. CaO. B. H2. C. H2O. D. MgO.
Câu 3: Muối natri clorua (NaCl) có
A. vị ngọt. B. màu đen. C. vị mặn. D. vị chua.
Câu 4: Nguyên tố M có hóa trị III, công thức hóa học của muối sunphat của M là
A. M2(SO4)3. B. M(SO4)3. C. MSO4. D. M3(SO4)3.
Câu 5: Hóa trị của các nguyên tố Ca, Al, Mg, Fe tương ứng là II, III, II, III. Nhóm các công thức đều viết đúng là
A. Ca2O, Al2O3, Mg2O, Fe2O3. B. CaO, Al2O3, Mg2O, Fe2O3.
C. CaO, Al2O3, MgO, Fe2O3. D. CaO, Al4O6, MgO, Fe2O3.
Câu 6: Cho phương trình hóa học N2 + 3H2 → 2NH3, ý nghĩa của phương trình hóa học đã cho là
A. Khí nitơ tác dụng với khí hidro tạo thành sản phẩm amoniac.
B. 1 mol nitơ tác dụng với 3 mol hidro tạo ra 2 mol amoniac.
C. 28 gam nitơ tác dụng với 6 gam hidro tạo ra 34 gam amoniac.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 7: Kim loại magie (ma-nhê) tác dụng với axit clohidric tạo ra muối magie clorua và khí hidro. Phương trình biểu diễn phản ứng trên là
A. Mg + HCl → MgCl2 + H2(. B. Mg + 6HCl → 2MgCl3 + 3H2(.
C. Mg + 4HCl → MgCl4 + 2H2(. D. Mg + 2HCl → MgCl2 + H2(.
Câu 8: Một kim loại R tạo muối sunfat có công thức hóa học RSO4. Muối clorua của kim loại R là
A. RCl2. B. R2Cl. C. RCl. D. RCl3.
Câu 9: Phương án nào dưới đây nói về đơn chất ?
A. Tấm kính. B. Can xi. C. Tờ giấy trắng. D. Nước tinh khiết.
Câu 10: Cho phương trình phản ứng hóa học sau : x Fe + y O2 → z Fe3O4. Các hệ số x, y và z lần lượt là
A. 3, 3, 3. B. 1, 2, 3. C. 3, 3, 2. D. 3, 2, 1.
Câu 11: Cho phương trình hóa học : 4Al + 3O2 → 2Al2O3. Biết khối lượng của nhôm tham gia phản ứng là 1,35 gam, lượng oxi đã phản ứng là 1,2 gam, lượng nhôm oxit thu được là
A. 2,45g. B. 2,35g. C. 2,65g. D. 2,55g.
Câu 12: Cho biết sơ đồ cấu tạo một số nguyên tử sau.
Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử cacbon, oxi, nhôm lần lượt là

A. 4, 6 và 3. B. 4, 6 và 8.
C. 2, 2 và 3. D. 6, 8 và 13.


Câu 13: Trong các quá trình sau, đâu là hiện tượng hóa học ?
A. Than cháy trong oxi tạo ra cacbon đioxit. B. Thủy tinh nóng chảy được thổi thành chai, lọ.
C. Cồn để trong lọ hở nút bị bay hơi. D. Nước đá tan thành nước lỏng.
Câu 14: Hiện tượng chất bị biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là
A. hiện tượng hóa học. B. hiện tượng vật lí.
C. một trong các hiện tượng hóa học. D. phản ứng hóa học.
Câu 15: Phương án nào dưới đây là SAI ?
A. Công thức hóa học của nước là H2O. B. Công thức hóa học của cacbon điôxit là CO.
C. Công thức hóa học của axit sunfuaric là H2SO4. D. Công thức hóa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Mai Đức Tâm
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)