De thi vip

Chia sẻ bởi Phan Ngô Tam Mừng | Ngày 14/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: de thi vip thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:


SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT RẮN
I – Trắc nghiệm:
1: Phải mở một lọ thuỷ tinh có nút thuỷ tinh bị kẹt bằng cách nào sau đây:
A. Hơ nóng nút lọ. B. Hơ nóng cả nút và cổ lọ.
C. Hơ nóng cổ lọ. D. Hơ nóng đáy lọ.
2: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?
A. Khối lượng riêng của vật vật giảm. B. Khối lượng của vật tăng.
C. Khối lượng của vật giảm. D. Khối lượng riêng của vật tăng.
3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Chất rắn co lại khi nóng lên, nở ra khi lạnh đi.
B. Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
C. Khi nhiệt độ tăng hay giảm chất rắn đều nở ra.
D. Chất rắn không phụ thuộc vào nhiệt độ.
4: Một thanh nhôm có chiều dài 100 cm. Khi tăng nhiệt độ lên 500C thì chiều dài lúc này của nó
là 100,12 cm. Hỏi thanh nhôm đã dài thêm ra bao nhiêu?
A. 0,10cm B. 0,11 cm C. 0,12 cm D. 0,13 cm
5: Trong thí nghiệm tìm hiểu sợ nở vì nhiệt của chất rắn, ban đầu qủa cầu có thể thả lọt qua vòng
kim loại. Quả cầu có thể không lọt qua vòng kim loại nữa trong trường hợp nào dưới đây?
A. Quả cầu bị làm lạnh. B.Vòng kim loại bị hơ nóng.
C. Quả cầu bị hơ nóng. D. cả A, B, C đều đúng.
6: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì:
A. Khối lượng của vật giảm. B. Thể tích của vật giảm đi.
C. Trọng lượng của vật giảm đi. D. Trọng lượng của vật tăng.
7: Khi nút thuỷ tinh của một lọ thuỷ tinh bị kẹt, phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng cổ lọ thuỷ tinh. B. Làm nóng nút thuỷ tinh.
C. Làm lạnh cổ lọ thuỷ tinh. D. làm lạnh đáy lọ thuỷ tinh.
8: Hai cốc thuỷ tinh chồng lên nhau bị khít lại. Muốn tách rời hai cốc, ta làm cách nào trong các cách sau:
A. Ngâm cốc dưới vào nước lạnh, cốc trên đổ nước nóng.
B. Ngâm cốc dưới vào nước nóng, cốc trên thả nước đá vào.
C. Ngâm cả hai cốc vào nước nóng.
D. Ngâm cả hai cốc vào nước lạnh.
9. Tại sao khi lợp nhà bằng tôn, người ta chỉ đóng đinh ở một đầu còn đầu kia để tự do?
A.Để tiết kiệm đinh. B.Để tôn không bị thủng nhiều lỗ.
C.Để tôn dễ dàng co dãn vì nhiệt. D.Cả A, B, C đều sai.
II – Điền khuyết:
1. a. Thể tích quả cầu sẽ tăng khi nó bị nung nóng lên.
b. Thể t ích quả cầu sẽ giảm khi nó lạnh dần đi.
c. Độ dài thanh ray đường tàu sẽ nở ( dài) ra khi nhiệt độ tăng.
d. Khi nhiệt độ của vật giảm đi, vật sẽ bị co lại tức là thể tích giảm.
2.Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống:
Có một quả cầu không thả lọt vòng kim loại, muốn quả cầu thả lọt vòng kim loại ta phải …………… vòng kim loại để nó ………, hoặc ta phải …………… quả cầu để nó …………
Khi nung nóng ………… quả cầu tăng lên, ngược lại ………… của nó sẽ ………… khi …………
Chất rắn ……… khi nóng lên, co lại khi ………
Khi rót nước nóng vào ly thủy tinh dày, ………… tăng lên đột ngột làm thủy tinh ……… đột ngột không đồng đều, kết quả là ly thủy tinh bị nứt.
Các chất rắn khác nhau thì ……………… khác nhau.
III – Tự luận:
1. Hãy giải thích tại sao các tấm tôn lợp nhà lại có dạng lượn sóng mà không làm tôn phẳng?
2. Nêu kết luận về sự nở vì nhiệt của chất rắn.
SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CHẤT LỎNG
I – Trắc nghiệm:
1: Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một chất lỏng?
A. Cả khối lượng, trọng lượng, thể tích của chất lỏng đều tăng. C. Thể tích của chất lỏng tăng.
B. Trọng lượng của chất lỏng tăng. D. Khối lượng của chất lỏng tăng.
2: Trong các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Ngô Tam Mừng
Dung lượng: 199,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)