ĐỀ THI VẬT LÍ 6 HKII: 2011-2012

Chia sẻ bởi Trương Duy Đát | Ngày 14/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VẬT LÍ 6 HKII: 2011-2012 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KỲ II NĂM HỌC 2011 – 2012 ( Tham khảo)
Môn: VẬT LÝ Khối : 6
Thời gian làm bài: 45 phút
(Không kể thời gian phát đề)
Đề:

Câu 1: (2 điểm)
Dùng ròng rọc có lợi gì?
Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường ? Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên làm thế nào?
Câu 2: (4 điểm)
Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
Lấy 3 ví dụ về các chất rắn, lỏng, khí khi nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thì gây ra lực lớn và cách khắc phục.
Câu3: (1điểm)Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh?
Câu 4: (1 điểm)
Tại sao khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì mực chất lỏng trong nhiệt kế hạ xuống một ít rồi sau đó mới dâng cao hơn mức ban đầu ?
Câu 5: (1 điểm)
Khi đun nước một học sinh đã theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian và thu được kết quả như sau:
- Sau 2 phút đầu nhiệt độ của nước tăng từ 250C đến 300C
- Đến phút thứ 5 nhiệt độ của nước là 500C
- Đến phút thứ 7 nhiệt độ của nước là 900C
Hãy lập bảng theo dõi nhiệt độ của nước theo thời gian?
Câu 6: ( 1 điểm)
Tính 40 0C bằng bao nhiêu 0F ?

______________ Hết _________























HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ. LỚP 6
NĂM HỌC: 2011-2012

Câu
Nội dung
Điểm

1
a)- Nêu được tác dụng của ròng rọc là giảm lực kéo hoặc đổi hướng của lực kéo.
1,0



b)- Lấy 1 ví dụ về ròng rọc có trong vật dụng và thiết bị thông thường: Máy tời ở công trường xây dựng (hoặc ròng rọc kéo gầu nước giếng)
0.5


- Muốn được lợi cả hướng và độ lớn của lực thì khi sử dụng ròng rọc ta nên kết hợp cả ròng rọc cố định và ròng rọc động, thiết bị này gọi là palăng.
0.5

2
- Chất nở vì nhiệt nhiều nhất là chất khí, nở vì nhiệt ít nhất là chất rắn
1,0


Học sinh lấy ví dụ khác đúng vẫn cho điểm



Ví dụ 1: Chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt nếu sát vào nhau thì khi nhiệt độ tăng hai thanh ray dãn nở sẽ bị ngăn cản lẫn nhau nên chúng đẩy nhau, kết quả là cả hai thanh đều bị cong. Cách khắc phục là tạo ra một khe hở hợp lí giữa hai thanh.
1,0


Ví dụ 2: Khi đun nước nếu ta đổ nước đầy ấm thì khi sôi, nước nở nhiều hơn ấm nên nước bị cản trở, vì vậy nước đẩy vung bật lên và trào ra ngoài. Cách khắc phục là khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy ấm.
1,0


Ví dụ 3: Nếu ta bơm xe đạp quá căng thì khi nhiệt độ tăng, khí trong xăm xe dãn nở nhiều hơn xăm bị xăm ngăn cản nên tác dụng lực lớn vào xăm gây nổ xăm. Cách khắc phục là không nên bơm xe đạp quá căng
1,0


3
- Khi nhúng nhiệt kế vào nước nóng thì lúc đầu mực chất lỏng trong nhiệt kế giảm xuống vì thuỷ tinh nở ra nhưng chất lỏng chưa kịp nở.
- Sau đó chất lỏng nở ra, và nở nhiều hơn chất rắn nên mực chất lỏng trong nhiệt kế dâng lên cao hơn mức ban đầu.
1,0

4
 Ta có công thức: d =  ==10
Khi nhiệt độ tăng thì khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn trọng lượng riêng của không khí lạnh. Do đó không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.
0,5


0,5


5
Lập được bảng sau
Thời gian (phút)
0
2
5
7

Nhiệt độ (0C)
25
30
50
90


1,0

 6
Áp dụng công thức:
t0 C =00 C + (t0 C . 1,8 0 F)
Ta có: 400C = 00 C + (400C . 1,8 0F)
= 320 F + 72 0F
= 1040 F

0,5


0
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Duy Đát
Dung lượng: 49,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)