đề thi vào lớp 10 chuyên lam sơn-2011

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Dũng | Ngày 15/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: đề thi vào lớp 10 chuyên lam sơn-2011 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
HƯỚNG DẪN CHẤM
KÌ THI VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN LAM SƠN
Năm học 2011 - 2012


Đề chính thức
Môn: Sinh học
(Dành cho thí sinh thi vào lớp chuyên sinh)


Ngày thi 19 tháng 6 năm 2011



Câu
Nội dung
Điểm

1

1,5đ


Những điểm khác nhau cơ bản giữa ADN, mARN và prôtêin:
Đại phân tử
Cấu trúc
Chức năng

ADN
 - Đơn phân là 4 nuclêôtit: A, T, G, X.
- Là một chuỗi xoắn kép gồm hai mạch polinucleotit liên kết với nhau theo NTBS.
Lưu giữ và truyền đạt thông tin di truyền.

mARN
 - Đơn phân là 4 loại nuclêôtit: A, U, G, X;
- Là một chuỗi xoắn đơn polipnucleotit.
Truyền đạt thông tin di truyền.


Prôtêin
 - Đơn phân là có hơn 20 loại axitamin khác nhau.
- Là một hay nhiều chuỗi đơn polipeptit; gồm có 4 bậc cấu trúc không gian.
Cấu trúc các bộ phận của tế bào, enzim xúc tác các phản ứng sinh hóa, hoocmôn điều hòa quá trình trao đổi chất...liên quan đến mọi hoạt động sống của tế bào và biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.








0,5



0,5




0,5

2

1,0đ


- Phân biệt:
+ Bộ NST của thể dị bội kiểu (2n + 2): có 1 cặp NST bị thay đổi về số lượng, cặp này gồm có 4 NST tương đồng.
+ Bộ NST của thể dị bội kiểu (2n + 1 + 1): có 2 cặp NST bị thay đổi về số lượng, mỗi cặp này gồm có 3 NST tương đồng.


0,25

0,25


- Cơ chế phát sinh:
+ Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 2): Trong giảm phân sự không phân li của một cặp NST nào đó tạo ra 2 loại giao tử đột biến (n +1) và (n – 1). Trong thụ tinh sự kết hợp của 2 giao tử đột biến (n +1) với nhau tạo thành hợp tử (2n + 2) và phát triển thành thể dị bội (2n + 2).
+ Cơ chế phát sinh thể dị bội (2n + 1 + 1). Trong giảm phân sự không phân li đồng thời của 2 cặp NST nào đó tạo ra 2 loại giao tử đột biến (n +1 + 1) và (n – 1 – 1). Trong thụ tinh sự kết hợp của giao tử đột biến (n +1 + 1) với giao tử bình thường n tạo thành hợp tử (2n + 1 +1) và phát triển thành thể dị bội (2n + 1 + 1).
(nếu học sinh nêu cơ chế phát sinh bằng cách vẽ sơ đồ đúng vẫn cho điểm tối đa)



0,25



0,25

3

1,0đ


 * Giải thích kết quả:
- Ở F1 gồm 10 lứa trong đó có 9 lứa toàn chuột bình thường chỉ có một lứa xuất hiện một con chuột nhảy van(xuất hiện với tần số rất nhỏ), chứng tỏ:
+ Con chuột nhảy van xuất hiện là kết quả của đột biến trong quá trình giảm phân ở chuột cái P và có thể có 2 trường hợp xảy ra:
TH 1: Do đột biến gen lặn (W thành w) trong quá trình giảm phân ở chuột cái P tạo ra giao tử mang alen w, giao tử này kết hợp với giao tử w của chuột đực tạo thành hợp tử ww biểu hiện thành kiểu hình chuột nhảy van ở F1.
TH 2: Do đột biến mất đoạn trong quá trình giảm phân ở chuột cái P tạo ra giao tử mất đoạn NST mang gen W(-), giao tử này kết hợp với giao tử w của chuột đực tạo thành hợp tử chỉ mang một alen w về cặp gen này(-w) và biểu hiện thành kiểu hình chuột nhảy van ở F1.
+ Nếu không xảy ra đột biến thì F1 100% chuột bình thường, nên cặp chuột đem lai (P) là thuần chủng: ♀WW (bình thường) x ♂ ww (nhảy van) ( F1 Ww: bình thường.
* Sơ đồ lai: :
- TH 1: P: ♀ WW (bình thường) x ♂ ww (nhảy van)
G: W ; (W -> w) w
F1: Ww : bình thường; (xuất hiện 1 cá thể ww: nhảy van)
- TH 2: P: ♀ WW (bình thường) x ♂ ww (nhảy van)
G: W ; ( - ) w
F1: Ww: bình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Dũng
Dung lượng: 21,79KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)