Đề thi vào 10 môn Sinh học chuyên (chính thức+Dự bị) 2013-2014

Chia sẻ bởi Pgd-Đt Thủy Nguyên | Ngày 15/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Đề thi vào 10 môn Sinh học chuyên (chính thức+Dự bị) 2013-2014 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI PHÒNG

Đáp án gồm 03 trang
KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CHUYÊN
Năm học: 2013-2014

HƯỚNG DẪN CHẤM
MÔN SINH HỌC


Câu
Nội dung
Điểm


(1 điểm)

Tương quan trội - lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất? Trình bày phương pháp xác định tính trạng trội, lặn.
a. Tương quan trội, lặn là hiện tượng phổ biến ở nhiều tính trạng trên cơ thể sinh vật.
- Thông thường, các tính trạng trội thường là tính trạng tốt, còn tính trạng lặn là những tính trạng xấu. Ví dụ: Ở cà chua các tính trạng quả đỏ, nhẵn và thân cao là trội còn quả vàng, có lông tơ và thân lùn là các tính trạng lặn. Vì vậy trong chọn giống cần phát hiện tính trạng trội để tập hợp các gen trội quý vào 1 kiểu gen, tạo giống có ý nghĩa kinh tế cao.
- Không sử dụng F1 để làm giống vì đời sau sẽ phân tính. Trong chọn giống, để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng của giống.
b. Phương pháp xác định tính trạng trội, lặn:
- Để xác định được tương quan trội - lặn của 1cặp tính trạng tương phản ở vật nuôi, cây trồng người ta dùng phương pháp phân tích các thế hệ lai của Menđen.
- Nếu cặp tính trạng thuần chủng tương phản ở P có tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là 3:1 thì kiểu hình chiếm tỉ lệ 3/4 là tính trạng trội, còn kiểu hình có tỉ lệ 1/4 là tính trạng lặn.



0.25





0.25



0.25

0.25

 (1,5 điểm)























Ở ruồi giấm, alen V quy định tính trạng cánh dài, alen v quy định tính trạng cánh cụt. Cho ruồi cánh dài và cánh cụt giao phối với nhau được F1 có tỉ lệ: 50% ruồi cánh dài: 50% ruồi cánh cụt. Tiếp tục cho ruồi F1 giao phối với nhau được F2, thống kê kết quả ở cả quần thể có tỉ lệ 9 ruồi cánh cụt: 7 ruồi cánh dài.
Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2
Muốn xác định được kiểu gen của bất kỳ cá thể ruồi cánh dài nào ở F2 thì phải thực hiện phép lai gì?
a. Xét tỉ lệ phân li ở F1 cánh dài: cánh cụt = 1: 1
→ P: Vv x vv
F1: 1Vv : 1vv
F1 giao phối với nhau → đã xảy ra 4 phép lai:
1. Vv x Vv 2. Vv x vv 3. vv x Vv 4. vv x vv
Sơ đồ lai giải thích
Các phép lai
Tỉ lệ kiểu hình

Đực
Cái


Vv
Vv
75% cánh dài: 25% cánh cụt = 3 cánh dài: 1 cánh cụt

Vv
vv
50% cánh dài: 50% cánh cụt = 2 cánh dài: 2 cánh cụt

vv
Vv
50% cánh dài: 50% cánh cụt = 2 cánh dài: 2 cánh cụt

vv
vv
100% cánh cụt = 4 cánh cụt


TỔNG CỘNG ở F2: 7 cánh dài : 9 cánh cụt
(V-) (vv)


b. Muốn xác định được kiểu gen của bất kỳ cá thể ruồi cánh dài nào ở F2 thì phải thực hiện phép lai phân tích.
- Nếu Fa: 100% cánh dài ( Kiểu gen ruồi cánh dài F2: VV.
- Nếu Fa: 1 cánh dài: 1 cánh cụt ( Kiểu gen ruồi cánh dài F2: Vv.







0.25

0.25





0.50






0.50




(1 điểm)
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của động vật? Điều đó có ứng dụng gì trong thực tiễn? Cho ví dụ minh họa.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính của động vật:
+ Tính đực cái chủ yếu được quy định bởi cặp NST giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính.
+ Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài.
- Ứng dụng trong thực tiễn: chủ động điều chỉnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Pgd-Đt Thủy Nguyên
Dung lượng: 59,79KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)