ĐỀ THI VĂN 8 TỰ LUẬN HOÀN TOÀN

Chia sẻ bởi Đặng Thị Thu Thảo | Ngày 17/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI VĂN 8 TỰ LUẬN HOÀN TOÀN thuộc Địa lí 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT AN MINH ĐỀ KIỂM TRA HK II NĂM HỌC 2011 - 2012
Trường THCS Đông Hưng 2 MÔN:Ngữ văn 8
Thời gian :90 phút (Không kể thời gian giao đề)

Họ và tên:…………………………..
Lớp: …....
Số báo danh:………………
Giám thị1:…………………..
Giám thị 2:…………………..

Số phách:


(…………………………………………………………………………….…………

Điểm




Chữ ký giám khảo 1
Chữ ký giám khảo 2
Số phách


I/ văn bản-tiếng việt:

Câu 1. Chép thuộc lòng phần dịch thơ bài “Vọng nguyệt” (Ngắm trăng) của Hồ Chí Minh. Cho biết ý nghĩa bài thơ đó. (1,5 điểm)
Câu 2: Theo quan điểm của Nguyễn Thiếp về việc học, nêu mục đích, phương pháp học. Phê phán lối học nào? (1,5đ).
Câu 3: Em hãy cho biết thế nào là vai xã hội trong hội thoại? Vai xã hội có những quan hệ nào? (1,0 điểm)
Câu 4: Cho biết các câu sau đây thực hiện hành động nói gì? (1 điểm)
a/ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. (Hồ Chí Minh)
b/ Lúc bấy giờ, ta cùng các ngươi sẽ bị bắt, đau xót biết chừng nào!
(Hịch tướng sĩ)
II. TẬP LÀM VĂN : ( 5 điểm)
Hãy viết một bài nghị luận để nêu rõ tác hại của một trong các tệ nạn xã hội mà chúng ta cần phải kiên quyết và nhanh chóng bài trừ như cờ bạc, tiêm chích ma túy hoặc tiếp xúc với văn hóa phẩm không lành mạnh.
Bài làm

................................................................................................................................................................................................................................................
………………………………………………………………………………….
.........................................................................................................................
ĐÁP ÁN NGỮ VĂN 8
I/ văn bản-tiếng việt:
Câu 1: (1,0 đ)
Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh ngục tù.(0,5 đ)
Câu 2: Theo quan điểm của Nguyễn Thiếp về việc học.
- Mục đích của việc học: để thành người tốt, vì sự thịnh trị của đất nước.(0,5 đ) - Phương pháp học: Học rộng rồi tóm gọn, học đi đôi với hành.( 0,5 đ) - Phê phán những quan niệm không đúng về việc học:
+ Học cầu danh lợi. ( 0,25 điểm)
+ Lối học chuộng hình thức. ( 0,25 điểm)
Câu 3: - Vai xã hội là vị trí của người tham gia hội thoại đối với người khác trong cuộc thoại.( 0,5 đ) - Vai xã hội được xác định bằng các quan hệ xã hội:
+ Quan hệ trên - dưới hay ngang hàng ( theo tuổi tác, thứ bậc trong gia đình và xã hội ).
( 0,25 điểm )
+ Quan hệ thân - sơ ( theo mức độ quen biết, thân tình ). ( 0,25 điểm )
Câu 4: (1 điểm )
a/Hành động nói: Trình bày ( 0,5đ).
b/ Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc (0,5đ).
II. TẬP LÀM VĂN: (5.0 điểm).
* Yêu chung:
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn nghị luận đã học.
- Bài văn nghị luận trình bày mạch lạc, rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường, chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
* Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo bố cục 3 phần theo những nội dung cơ bản sau đây:
A/ Mở bài : (1.0 điểm).
-Trong tình hình hội nhập hiện nay, bên cạnh việc tiếp thu những cái tốt còn có những cái xấu, những tệ nạn xã hội.
-Hãy nói không với các tệ nạn xã hội.
B/ Thân bài (3đ)
1/ Tệ nạn xã hội là gì ?
2/ Vì sao phải nói “không” với các tệ nạn xã hội ?
-Nó là mối nguy trước mắt : bị lôi kéo, rủ rê ( tò mò thử ( nghiện ngập.
-Nó còn là hiểm họa lâu dài : không chỉ ảnh hưởng đến bản thân mà nó còn gây hậu quả nghiêm trọng cho gia đình, người thân, xã hội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Thu Thảo
Dung lượng: 95,00KB| Lượt tài: 5
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)