ĐỀ thi Văn 7HKI - 09-10

Chia sẻ bởi Trần Ngọc Huy | Ngày 11/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ thi Văn 7HKI - 09-10 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐT NINH HÒA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2009 – 2010
MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không tính thời gian giao đề)

PHẦN I: TỰ LUẬN (7 điểm - Thời gian làm bài: 75 phút)
Câu 1: (2 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 c âu:
Câu a: So sánh cụm từ “Ta với ta” trong bài thơ “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến với cụm từ “Ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.
Câu b: Phân biệt sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa. Cho ví dụ minh họa.
Câu 2: (5 điểm) Học sinh chọn 1 trong 2 đề:
Đề 1: Một người thân mà em yêu quí.
Đề 2: Từ hai văn bản “Cổng trường mở ra” và “Cuộc chia tay của những con búp bê”, hãy phát biểu suy nghĩ của em về niềm vui và nỗi buồn của trẻ thơ.






PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (3 điểm - Thời gian làm bài: 15 phút. Học sinh làm bài trên tờ giấy thi)

Câu 1: Văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” thuộc phương thức biểu đạt chính là:
A. biểu cảm B. miêu tả
C. tự sự D. nghị luận
Câu 2: Trong văn bản “Mẹ tôi”, bố của En-ri-cô khi thấy con có lời nói thiếu lễ độ với mẹ, đã có thái độ:
A. chán nản B. nghiêm khắc
C. căm thù D. lo âu
Câu 3: Nhân vật chính trong văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” là:
A. Thành B. Thủy
C. Thành và Thủy D. Vệ sĩ và con Em nhỏ
Câu 4: Trong các bài thơ viết theo thể thơ Đường luật dưới đây, bài thơ được sáng tác dưới thời nhà Đường là:
A. Phò giá về kinh
B. Cảnh khuya
C. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
D. Rằm tháng giêng
Câu 5: Trong câu ca dao:
“Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
đại từ là từ:
A. bát cơm B. dẻo thơm
C. đắng cay D. ai
Câu 6: Trong câu “Tôi yêu cả đêm khuya thưa thớt tiếng ồn” (“Sài gòn tôi yêu”), từ trái nghĩa với từ thưa thớt là:
A. vắng vẻ B. vui vẻ
C. đông đúc D. đầy đủ
Câu 7: Thành ngữ trong câu “Mẹ đã phải một nắng hai sương vì chúng con” giữ vai trò:
A. chủ ngữ. B. vị ngữ.
C. trạng ngữ. D. bổ ngữ.
Câu 8: Trong các cách hiểu dưới đây, cách hiểu không đúng về văn biểu cảm là:
A. Mỗi bài văn biểu cảm chỉ được bộc lộ một tình cảm nào đó: yêu hoặc ghét, buồn hoặc vui.
B. Mỗi bài văn biểu cảm có thể bộc lộ nhiều cảm xúc, tâm trạng khác nhau nhưng tất cả nhằm biểu đạt một tình cảm lớn lao, chủ đạo xuyên suốt.
C. Trong văn biểu cảm có thể kết hợp biểu cảm trực tiếp và gián tiếp.
D. Có thể biểu cảm gián tiếp: mượn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng để bộc lộ tình cảm.

Câu 9: Các cụm từ dưới đây trong bài thơ “Sau phút chia li”) có ý nghĩa tương ứng với:
A. Cõi xa mưa gió 1. biểu hiện cảnh cô đơn
B. Buồng cũ chiếu chăn 2. biểu hiện sự sầu muộn nặng nề
C. Tuôn màu mây biếc, trải ngàn núi xanh. 3. thể hiện ước muốn được đoàn tụ
4. con đường chiến tranh dài dằng dặc, gian khó hiểm nguy
A - …………; B - ………. ; C - ………
Câu 10: Điền các ngữ liệu về cuộc đời của nhà thơ Xuân Quỳnh: khát vọng, trong cuộc sống, rung cảm, trong đời sống gia đình, sáng tác.
Xuân Quỳnh sinh năm 1942, mất năm 1988. Bà là nhà thơ nữ nổi tiếng trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị …(1)… và …(2)… thường ngày. Thơ bà biểu lộ những …(3)… và …(4)… của một trái tim phụ nữ chân thành, thiết tha và đằm thắm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Ngọc Huy
Dung lượng: 59,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)