Đề thi văn 7 -2013

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Huyền Sâm | Ngày 11/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Đề thi văn 7 -2013 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


phòng Giáo dục và Đào tạo
Thanh oai
 Đề thi olympic lớp 7
Năm học 2013 - 2014
Môn thi : Ngữ văn
Thời gian làm bài : 120 phút
(Không kể thời gian giao đề )


Câu 1: (4điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta,
   Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa.
   Chỉ biết quên mình cho hết thảy,
   Như dòng sông chảy nặng phù sa”.
( Trích “Theo chân Bác” - Tố Hữu)
Câu 2: (6 điểm )
Suy nghĩ của em về bức thông điệp mà em được nhận từ câu chuyện dưới đây:
Cơn gió và cây sồi
Một cơn gió dữ dội băng qua khu rừng già. Nó ngạo nghễ thổi tung tất cả các sinh vật trong rừng, cuốn phăng những đám lá, quật gẫy các cành cây. Nó muốn mọi cây cối đều phải ngã rạp trước sức mạnh của mình. Riêng một cây sồi già vẫn đứng hiên ngang, không bị khuất phục trước cơn gió hung hăng. Như bị thách thức,cơn gió lồng lộn, điên cuồng lật tung khu rừng một lần nữa. Cây sồi vẫn bám chặt đất, im lặng chịu đựng sự giận giữ của cơn gió và không hề gục ngã. Cơn gió mệt mỏi, đành đầu hàng và hỏi:
- Cây sồi kia! Làm sao ngươi có thể đứng vững như thế?
Cây sồi già từ tốn trả lời:
- Tôi biết sức mạnh của ông có thể bẻ gãy hết các nhánh cây của tôi, cuốn sạch đám lá của tôi và làm thân tôi lay động. Nhưng ông sẽ không bao giờ quật ngã được tôi. Bởi tôi có những nhánh rễ vươn dài, bám sâu vào lòng đất. Đó chính là sức mạnh sâu thẳm nhất của tôi. Càng ngày chúng sẽ phát triển càng mạnh mẽ, giúp tôi vững vàng hơn trước mọi sức mạnh của kẻ thù. Nhưng tôi phải cám ơn ông, cơn gió ạ! Chính những cơn điên cuồng của ông đã giúp tôi chứng tỏ được khả năng chịu đựng và sức mạnh của mình.
( Quang Kiệt- theo Viva Consulting – Hạt giống tâm hồn - Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh)
Câu 3: (10 điểm)
Từ các văn bản “Những câu hát về tình cảm gia đình”, “Mẹ tôi” (Ét-môn-đo Đơ A-mi-xi), “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Khánh Hoài), hãy bộc lộ những tình cảm và suy nghĩ của em khi được sống trong tình yêu thương của những người thân trong gia đình và niềm thương cảm cho những ai không có được những may mắn đó.
-----------------------------------Hết------------------------------------

phòng Giáo dục và Đào tạo
Thanh oai
Hướng dẫn chấm thi olympic
Năm học 2013 - 2014
Môn thi : Ngữ văn lớp 7


Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1
(4điểm)
- Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu.
- Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bác với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa.
- Phân tích tác dụng (3,0đ)
+ Viết về Bác Hồ kính yêu - đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng dành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu.
+ Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác dành cho ta - những người dân đất Việt cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên.
+ Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu.
+ Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác dành cho ta, Mỗi người đều cảm động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên.

0,5đ.


0,5đ.




0.5đ.




1,0đ



1,0đ



0
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Huyền Sâm
Dung lượng: 72,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)