De thi va dap an GVDG Ngu Van tinh Nghe an

Chia sẻ bởi Đinh Hồng Văn | Ngày 12/10/2018 | 54

Chia sẻ tài liệu: de thi va dap an GVDG Ngu Van tinh Nghe an thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN

   
(Đáp án có 04 trang)
      HỘI THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC THPT
CHU KỲ  2011 – 2015

Đáp án môn:  NGỮ VĂN



    A. Yêu cầu chung:
    - Có kiến thức văn học đúng đắn, vững chắc, sâu rộng.
    - Nắm vững và thực hiện được những yêu cầu  đổi mới của môn Ngữ văn, đặc biệt là đổi mới phương pháp.
    - Có tư duy độc lập, sáng tạo trong việc đọc-hiểu văn bản văn học.
    - Kỹ năng làm văn tốt: diễn đạt trong sáng, tổ  chức văn bản chặt chẽ, lôgic…
    - Điểm toàn bài: 20 điểm, chiết đến 0,5 điểm. Hướng dẫn chấm chỉ nêu những thang điểm cơ bản, định tính chứ không định lượng, trên cơ sở đó, giảm khảo có thể thống nhất để định những mức điểm cụ thể hơn. Tuyệt đối, giám khảo không đếm ý cho điểm, phải có cái nhìn tổng thể (từng câu và toàn bài).
    B. Yêu cầu cụ thể:
    Câu 1. ( 5,0 điểm)
    1. Giới thuyết về Chuẩn kiến thức, kỹ năng: (0,5 điểm)
    Chuẩn kiến thức, kỹ năng là phạm vi kiến thức, kỹ năng, những yêu cầu cần đạt tối thiểu của mỗi bài học.
    2. Trình bày quan điểm về ý kiến: Dạy học môn Ngữ văn theo Chuẩn kiến thức, kỹ năng sẽ hạn chế sự sáng tạo của giáo viên (4,5 điểm ).
    a. Bác bỏ ý kiến: Ý kiến trên thiếu chính xác, không có cơ sở khoa học và thực tiễn, thể hiện cái nhìn phiến diện, mơ hồ về dạy học môn Ngữ văn theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng (0,5 điểm ).
    b. Lý giải, bàn luận (4,0 điểm ):
    - Chuẩn kiến thức, kỹ năng không phải là giới hạn tuyệt đối của toàn bộ hoạt động dạy - học. Thực ra, Chuẩn kiến thức, kỹ năng chỉ là yêu cầu cần đạt tối thiểu của mỗi bài học. Nó giúp cho giáo viên xác định mục tiêu, yêu cầu kiến thức, kỹ năng tối thiểu, từ đó tránh được sự sơ lược hay quá tải đối với mỗi bài học, đáp ứng yêu cầu dạy-học phù hợp đối tượng; giúp cho công tác quản lí, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá việc dạy-học ở các địa phương được nhất quán (1,0 điểm ).
     - Ví dụ minh họa về phạm vi kiến thức, kỹ năng tối thiểu của bài đọc - hiểu văn bản
    Ai đã đặt tên cho dòng sông ? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (1,5 điểm ).
    + Kiến thức:
    * Vẽ đẹp độc đáo, đa dạng của sông Hương và  tình yêu, niềm tự hào của tác giả đối với dòng sông quê hương, xứ Huế thân thương (0,5 điểm)
    * Lối hành văn uyển chuyển, ngôn ngữ gợi cảm, giàu hình ảnh và nhịp điệu; Nhiều so sánh, liên tưởng mới mẻ, bất ngờ, thú vị, nhiều ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ được sử dụng tài tình (0,5 điểm ).
    + Kĩ năng: Đọc – hiểu thể kí văn học theo đặc trưng thể loại (0,5 điểm).
    - Trong mỗi giờ dạy của mình, người giáo viên căn cứ vào năng lực, môi trường học tập,… của học sinh để có thể mở rộng, nâng cao kiên thức, vận dụng sáng tạo các phương pháp dạy - học phù hợp (0,5 điểm ).
    - Ví dụ về khả năng sáng tạo của giáo viên khi hướng dẫn học sinh đọc – hiểu văn bản Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường theo Chẩn kiến thức , kỹ năng:
    Đối với học sinh khá, giỏi, giáo viên có thể mở rộng nâng cao các nội dung kiên thức: Điểm nhìn văn hóa, cái tôi tài hoa, uyên bác, giàu tri thức văn hóa, triết học, phong cách tùy bút của Hoàng Phủ Ngọc Tường (0,5 điểm ).
    - Ngoài ra, chuẩn kiến thức, kỹ năng tạo điều kiện phát huy tối đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của cả người dạy lẫn người học. Người giáo viên thoát ra khỏi những ràng buộc cứng nhắc của dạy – học truyền thống trong đó có việc hoàn toàn phụ thuộc vào sách giáo khoa (0,5 điểm ). 
    Câu 2. ( 5,0 điểm).
    Đề thi nhằm kiểm tra năng lực đọc văn (cảm thụ) của giáo viên đối với một trích đoạn văn bản thơ trữ tình hiện đại.
    Trên cơ sở những hiểu biết chung về tác giả, tác phẩm, loại hình thơ tượng trưng – siêu thực… người viết cần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Hồng Văn
Dung lượng: 47,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)