De thi TV cuoi nam
Chia sẻ bởi Đoàn Thị Minh Hiên |
Ngày 09/10/2018 |
40
Chia sẻ tài liệu: De thi TV cuoi nam thuộc Toán học 3
Nội dung tài liệu:
Đề kiểm tra cuối học kì II
Môn: Tiếng Việt - lớp 3
Người làm đề: Đoàn Thị Minh Hiên
A - Kiểm tra đọc
I - Đọc thành tiếng (5 điểm)
I - Đọc hiểu (5 điểm)
Ong Thợ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hoá rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía ong thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.
Đọc thầm bài “Ong Thợ”, sau đó chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Tổ ong mật nằm ở đâu?
a. Trên ngọn cây.
b. Trong gốc cây.
c. Trên cành cây.
2. Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?
a. Để đi chơi cùng Ong Thợ.
b. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.
c. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.
3. Câu “ Ong Thợ bay xa tìm những bông hoa mới vừa nở ” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai - là gì?
b. Ai - làm gì?
c. Ai - thế nào?
4. Câu văn nào dưới đay có hình ảnh nhân hoá?
a. Ông mặt trời nhô lên cười.
b. Con đường trước mặt Ong Thợ mở rộng thênh thang.
c. Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện.
5. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng các cách nhân hoá nào?
a. Gọi vật bằng những từ gọi người; Để sự vật tự nói như một con người.
b. Tả vật bằng những từ tả người; Nói với vật như nói với người.
c. Gọi vật bằng những từ gọi người; Tả vật bằng những từ tả người
6. Bộ phận in đậm trong câu văn sau trả lời cho câu hỏi nào?
“Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hoá rộn rịp
B - Kiểm tra viết
I - Chính tả nghe - viết (5 điểm)
Tháng năm vui
Tháng năm bao giờ chả vui! Không phải chỉ có ruộng lúa chín mới khoác áo vàng óng ả. Những cây điền thanh đứng thành hàng, gió lay la đà trên các bờ vùng, cũng khoe hoa vàng lốm đốm. Từng cặp bướm trắng, bướm vàng giập giờn bay lượn trên các bụi cây ven đường. Từ khắp chốn chim chóc đã kéo về, con bay cao, con sà xuống ruộng lúa.
Bài tập (1đ) : a. Điền sinh hay xinh vào chỗ chấm:
…………nhật;…………viên; …………xắn;…………học; ;…………đẹp ; học…………..
…………tươi; …………..xinh.
II - Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy viết thư cho một bạn nước ngoài (kho
Môn: Tiếng Việt - lớp 3
Người làm đề: Đoàn Thị Minh Hiên
A - Kiểm tra đọc
I - Đọc thành tiếng (5 điểm)
I - Đọc hiểu (5 điểm)
Ong Thợ
Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hoá rộn rịp. Ong thường thức dậy sớm, suốt ngày làm việc không chút nghỉ ngơi. Ong Thợ vừa thức giấc đã vội vàng bước ra khỏi tổ, cất cánh tung bay. ở các vườn chung quanh, hoa đã biến thành quả. Ong Thợ phải bay xa tìm những bông hoa vừa nở. Con đường trước mắt Ong Thợ mở rộng thênh thang. Ông mặt trời nhô lên cười. Hôm nào Ong Thợ cũng thấy ông mặt trời cười. Cái cười của ông hôm nay càng rạng rỡ. Ong Thợ càng lao thẳng về phía trước.
Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện. Đó là thằng Quạ Đen. Nó lướt về phía ong thợ, xoẹt sát bên Ong Thợ toan đớp nuốt. Nhưng Ong thợ đã kịp lách mình. Thằng Quạ Đen đuổi theo nhưng không tài nào đuổi kịp. Đường bay của Ong Thợ trở lại thênh thang.
Đọc thầm bài “Ong Thợ”, sau đó chọn đáp án đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Tổ ong mật nằm ở đâu?
a. Trên ngọn cây.
b. Trong gốc cây.
c. Trên cành cây.
2. Quạ Đen đuổi theo Ong Thợ để làm gì?
a. Để đi chơi cùng Ong Thợ.
b. Để đi lấy mật cùng Ong Thợ.
c. Để toan đớp nuốt Ong Thợ.
3. Câu “ Ong Thợ bay xa tìm những bông hoa mới vừa nở ” thuộc mẫu câu nào?
a. Ai - là gì?
b. Ai - làm gì?
c. Ai - thế nào?
4. Câu văn nào dưới đay có hình ảnh nhân hoá?
a. Ông mặt trời nhô lên cười.
b. Con đường trước mặt Ong Thợ mở rộng thênh thang.
c. Chợt từ xa một bóng đen xuất hiện.
5. Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng các cách nhân hoá nào?
a. Gọi vật bằng những từ gọi người; Để sự vật tự nói như một con người.
b. Tả vật bằng những từ tả người; Nói với vật như nói với người.
c. Gọi vật bằng những từ gọi người; Tả vật bằng những từ tả người
6. Bộ phận in đậm trong câu văn sau trả lời cho câu hỏi nào?
“Trời hé sáng, tổ ong mật nằm trong gốc cây bỗng hoá rộn rịp
B - Kiểm tra viết
I - Chính tả nghe - viết (5 điểm)
Tháng năm vui
Tháng năm bao giờ chả vui! Không phải chỉ có ruộng lúa chín mới khoác áo vàng óng ả. Những cây điền thanh đứng thành hàng, gió lay la đà trên các bờ vùng, cũng khoe hoa vàng lốm đốm. Từng cặp bướm trắng, bướm vàng giập giờn bay lượn trên các bụi cây ven đường. Từ khắp chốn chim chóc đã kéo về, con bay cao, con sà xuống ruộng lúa.
Bài tập (1đ) : a. Điền sinh hay xinh vào chỗ chấm:
…………nhật;…………viên; …………xắn;…………học; ;…………đẹp ; học…………..
…………tươi; …………..xinh.
II - Tập làm văn (5 điểm)
Em hãy viết thư cho một bạn nước ngoài (kho
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Thị Minh Hiên
Dung lượng: 34,00KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)