đề thi thực hành môn sinh học 8+9

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Nhất | Ngày 15/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: đề thi thực hành môn sinh học 8+9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:



CÂU HỎI LÍ THUYẾT THỰC HÀNH


MÔN : SINH HỌC 9

Câu 1: Nêu cách lắp ráp mô hình phân tử ADN. Hệ quả của nguyên tắc bổ sung được thể hiện ở những điểm nào?
Vận dụng:
Cho một mạch của đoạn gen có trật tự các nuclêôtit như sau:
Mạch 2: ... X – X – G – G –A –T –T –A –X –X ...
Dựa vào đoạn mạch trên, tính số lượng từng loại nuclêôtit của đoạn gen.
Câu 2: Khi gặp người tai nạn gãy xương,cần phải làm gì?
Hãy trình bày cách sơ cứu cho người gãy tay, gãy xương chân?
Câu 3: Nêu cách làm tiêu bản quan sát tế bào thực vật. Không bào của tế bào thực vật lớn có ý nghĩa như thế nào?
Câu 4: Từ thí nghiệm gieo đồng xu để tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại.
Vận dụng: + Giải thích kết quả sinh giao tử của cơ thể có kiểu gen Aa
+ Giải thích tỉ lệ kiểu gen ở F2 trong lai 1 cặp tính trạng.
+Xác định tỉ lệ các giao tử của cơ thể F1 có kiểu gen AaBb.
Câu 5: Nêu cách mổ cá chép.
Chứng minh cấu tạo ngoài của cá thích nghi với đời sống dưới nước.





























ĐÁP ÁN

Câu 1: * Cách lắp ráp mô hình phân tử ADN:
+Dụng cụ: mô hình phân tử ADN được tháo rời.
+ Tiến hành : Lắp 1 mạch hoàn chỉnh trước đi từ chân đế lên hay từ trên đỉnh trục xuống.( Chú ý : lắp chặt các khớp để các nuclêôtit trên mạch không rời ra,lựa chọn chiều cong của đoạn cho hợp lí đảm bảo khoảng cách đều đặn so với trục giữa vừa khớp với chiều lượn của đoạn mạch trên) .
Lắp mạch thứ 2 cũng lắp bắt đầu từ trên xuống hay từ dưới lên tùy theo dạng xoắn của mạch đã được lắp trước, đảm bảo nguyên tắc bổ sung và có chiều cong tương ứng với đoạn mạch 1.
* Hệ quả của nguyên tắc bổ sung thể hiện:
-Nếu biết trình tự các nuclêôtit ở một mạch , có thể suy ra trình tự các nuclêôtit trên mạch còn lại của ADN.
- Do nguyên tắc bổ sung nên trong phân tử ADN :
A = T, G = X A + G = T + X A + G = 1
T + X
*Vận dụng: ta có A mạch 1 = Tmạch 1

A= A mạch 1 + A mạch 2
Suy ra : A= T = T mạch 2 + A mạch 2
A = T = 2+2 = 4 ( nuclêôtit)
G=X = 4+ 2= 6 ( nuclêôtit)
Câu 2:
Gặp người bị tai nạn gãy xương , cần thực hiện ngay các động tác sau:
+ Đặt nạn nhân nằm yên.
+ Dùng gạc hay khăn nhẹ nhàng lau sạch vết thương.
+ Tiến hành sơ cứu.
Phương pháp sơ cứu :
* Đặt 2 nẹp gỗ hay tre vào 2 bên chỗ xương gãy , đồng thời lót trong nẹp bằng gạc hay vải sạch gấp dày ở các chỗ đầu xương. Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.Nếu xương cẳng tay bị gãy thì dùng 1 nẹp đỡ lấy cẳng tay.
* Băng bó cố định : Sau khi đã buộc định vị, dùng băng y tế hoặc băng vải băng cho người bị thương , băng cần quấn chặt .
- Với xương cẳng tay băng từ trong ra cổ tay, sau đó làm dây đeo cẳng tay.
- Với xương chân thì băng từ cổ chân vào. Nếu chỗ gãy là xương đùi thì phải dùng nẹp dài bằng chiều dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định ở phần thân để đảm bảo cho chân bị gãy cố định không cử động.
Câu 3 : * Cách làm tiêu bản quan sát tế bào vảy hành :
+ Dụng cụ và vật mẫu :
Lọ đưng nước cất+ ống nhỏ giọt .
Kim nhọn + kim mũi mác.
Kính hiển vi - lá kính.
Bản kính.
Vật mẫu : Củ hành tươi..
+ Tiến hành :
-Bóc 1 vấy hành tươi , dùng kim mũi mác rạch một ô vuông ( khỏang 1/3 cm ) ở phía trong vẩy hành . Dùng kim mũi mác khẽ lột ô vuông vẩy hành cho vào đĩa đồng hồ đã có nước cất.
Lấy một bản kính sạch đã nhỏ sẵn giọt nước , đặt mặt ngoài mảnh vẩy hành sát bản kính rồi đậy lá kính lên.
Đặt và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Nhất
Dung lượng: 101,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)