Đề thi THPT chuyên Văn 2010 - 2011
Chia sẻ bởi Mika Misu |
Ngày 12/10/2018 |
79
Chia sẻ tài liệu: Đề thi THPT chuyên Văn 2010 - 2011 thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
BÌNH THUẬN Khoá ngày : 24 . 6 . 2010
*** Môn thi : NGỮ VĂN – HỆ SỐ 2
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian : 150 phút
(Đề này chỉ có 1 trang) (Không kể thời gian giao đề)
______________________________________________________________________________
ĐỀ
Câu 1: (5 điểm)
Phân tích hình ảnh chiếc lược ngà trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Quang Sáng để thấy được nét đẹp về tình cảm của cha dành cho con.
(Lưu ý: Chỉ giới hạn kiến thức qua đoạn trích trong sách Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục).
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
[…]
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
[…]
(Trích Nhớ rừng – Thế Lữ)
(Theo sách Ngữ văn 9, Tập hai, trang 78 – 79, NXB Giáo dục, 2005)
_____________________ HẾT___________________
Họ tên thí sinh :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Phòng thi :. . . . . . Số báo danh : . . . . . . .
Lưu ý :
- Thí sinh không chép đề vào giấy thi.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
BÌNH THUẬN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
***
______________________________________________________________________________
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Yêu cầu chung:
1. Trong quá trình làm bài, học sinh có thể cảm nhận theo cách riêng sáng tạo của bản thân, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản về kiến thức ở phần yêu cầu cụ thể.
2. Về kỹ năng : Bố cục bài viết rõ ràng, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1: 5 điểm.
ĐÁP ÁN
Đề chỉ yêu cầu phân tích hình ảnh chiếc lược ngà, vì thế học sinh khi làm bài cần hiểu và nêu được những nét cơ bản sau:
a. Tóm tắt về hình ảnh chiếc lược ngà trong truyện.
- Tuy chiếc lược ngà được lấy làm nhan đề của tác phẩm, nhưng chỉ xuất hiện khi cha con ông Sáu chia tay, bé Thu dặn khi nào về “Ba mua cho con chiếc lược nghe ba”.
- Ông Sáu không mua lược. Nhưng khi tìm được khúc ngà, ông hớn hở vui mừng, sung sướng. Lúc rảnh, ông dồn hết công sức vào việc làm cây lược.
b. Tình cảm của ông Sáu được thể hiện qua việc chăm chút làm cây lược cho con.
(Học sinh cần trích dẫn những động tác, chi tiết, suy nghĩ… khi ông Sáu làm cây lược để thấy tình cảm của ông Sáu dành cho con. Gợi ý về nội dung trích dẫn để giám khảo xem xét chấm bài như:
- Ông “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Cẩn thận và chăm chút đến mức mỗi ngày ông chỉ cưa được một răng, cho đến khi cây lược hoàn thành, rồi gò lưng tỉ mẫn khắc từng nét hàng chữ nhỏ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
- Chiếc lược ngà đã trở thành báu vật thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm dịu đi bao nỗi ân hận trong lòng – ân hận vì ông đã đánh con trong bữa ăn khi bé Thu tỏ ra ngang ngạnh với ông – nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha đối với đứa con xa cách. Mỗi đêm nhớ con, ông lấy cây lược ra “ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. “Có cây lược”, ông “càng mong gặp lại con”).
c. Nhưng chiến tranh, dữ dội và ác liệt, chưa gặp lại được con, ông Sáu đã hi sinh. Nhân vật kể chuyện đã nhận lời ông Sáu, sau này trong một chuyến công tác tình cờ, đã gặp lại bé Thu và trao cho cô chiếc lược ngà ấy. Tuy ông Sáu hi sinh, nhưng tình cha con không bao giờ chết. Có thể xem đó là tình cảm của người cha dành cho con vô cùng cao đẹp và rất xúc động.
BIỂU ĐIỂM
–
BÌNH THUẬN Khoá ngày : 24 . 6 . 2010
*** Môn thi : NGỮ VĂN – HỆ SỐ 2
ĐỀ THI CHÍNH THỨC Thời gian : 150 phút
(Đề này chỉ có 1 trang) (Không kể thời gian giao đề)
______________________________________________________________________________
ĐỀ
Câu 1: (5 điểm)
Phân tích hình ảnh chiếc lược ngà trong truyện ngắn cùng tên của Nguyễn Quang Sáng để thấy được nét đẹp về tình cảm của cha dành cho con.
(Lưu ý: Chỉ giới hạn kiến thức qua đoạn trích trong sách Ngữ văn 9, Tập một, NXB Giáo dục).
Câu 2: (5 điểm)
Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
[…]
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
- Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ?
[…]
(Trích Nhớ rừng – Thế Lữ)
(Theo sách Ngữ văn 9, Tập hai, trang 78 – 79, NXB Giáo dục, 2005)
_____________________ HẾT___________________
Họ tên thí sinh :. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .Phòng thi :. . . . . . Số báo danh : . . . . . . .
Lưu ý :
- Thí sinh không chép đề vào giấy thi.
- Giám thị không giải thích gì thêm.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
BÌNH THUẬN KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRƯỜNG THPT CHUYÊN
***
______________________________________________________________________________
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
I. Yêu cầu chung:
1. Trong quá trình làm bài, học sinh có thể cảm nhận theo cách riêng sáng tạo của bản thân, nhưng phải đạt được những nội dung cơ bản về kiến thức ở phần yêu cầu cụ thể.
2. Về kỹ năng : Bố cục bài viết rõ ràng, hành văn mạch lạc, lập luận chặt chẽ, lý luận sắc sảo, ít mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt.
II. Yêu cầu cụ thể:
Câu 1: 5 điểm.
ĐÁP ÁN
Đề chỉ yêu cầu phân tích hình ảnh chiếc lược ngà, vì thế học sinh khi làm bài cần hiểu và nêu được những nét cơ bản sau:
a. Tóm tắt về hình ảnh chiếc lược ngà trong truyện.
- Tuy chiếc lược ngà được lấy làm nhan đề của tác phẩm, nhưng chỉ xuất hiện khi cha con ông Sáu chia tay, bé Thu dặn khi nào về “Ba mua cho con chiếc lược nghe ba”.
- Ông Sáu không mua lược. Nhưng khi tìm được khúc ngà, ông hớn hở vui mừng, sung sướng. Lúc rảnh, ông dồn hết công sức vào việc làm cây lược.
b. Tình cảm của ông Sáu được thể hiện qua việc chăm chút làm cây lược cho con.
(Học sinh cần trích dẫn những động tác, chi tiết, suy nghĩ… khi ông Sáu làm cây lược để thấy tình cảm của ông Sáu dành cho con. Gợi ý về nội dung trích dẫn để giám khảo xem xét chấm bài như:
- Ông “cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc”. Cẩn thận và chăm chút đến mức mỗi ngày ông chỉ cưa được một răng, cho đến khi cây lược hoàn thành, rồi gò lưng tỉ mẫn khắc từng nét hàng chữ nhỏ: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”.
- Chiếc lược ngà đã trở thành báu vật thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm dịu đi bao nỗi ân hận trong lòng – ân hận vì ông đã đánh con trong bữa ăn khi bé Thu tỏ ra ngang ngạnh với ông – nó chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu mến, nhớ thương mong đợi của người cha đối với đứa con xa cách. Mỗi đêm nhớ con, ông lấy cây lược ra “ngắm nghía rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt”. “Có cây lược”, ông “càng mong gặp lại con”).
c. Nhưng chiến tranh, dữ dội và ác liệt, chưa gặp lại được con, ông Sáu đã hi sinh. Nhân vật kể chuyện đã nhận lời ông Sáu, sau này trong một chuyến công tác tình cờ, đã gặp lại bé Thu và trao cho cô chiếc lược ngà ấy. Tuy ông Sáu hi sinh, nhưng tình cha con không bao giờ chết. Có thể xem đó là tình cảm của người cha dành cho con vô cùng cao đẹp và rất xúc động.
BIỂU ĐIỂM
–
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Mika Misu
Dung lượng: 16,86KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rtf
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)