đề thi tham khảo HSG 2015-2016

Chia sẻ bởi Trương Văn Nghĩa | Ngày 17/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: đề thi tham khảo HSG 2015-2016 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT TX DUYÊN HẢI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP THỊ XÃ
TRƯỜNG THCS T.LONG HÒA NĂM HỌC 2015-2016
MÔN THI :HÓAHỌC 9
Thời gian: 150 phút(không kể thời gian phát đề)
…………………………………………………..

Đề:

Câu 1: ( 4 điểm)
Viết các phương trình hóa học ( ghi rõ điều kiện nếu có) để thực hiện các chuyển đổi hóa học theo sơ đồ sau:
a. Al (1) AlCl3 (2) Al(OH)3 (3) Al2O3 (4) Al2(SO4)3
b. Tinh bột (1) glucozơ (2) rượu etylic (3) axit axetic (4) etyl axetat
Câu 2( 4 điểm)
Có 5 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một chất rắn màu trắng: CaSO4 , CaCO3 , CaCl2 , Ca(NO3)2 , CaO. Làm thế nào nhận biết chất rắn đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học ? Viết phương trình hóa học.
Câu 3( 5 điểm)
Đốt cháy hoàn toàn 1,4gam chất hữu cơ A sinh ra 1,8 gam nước và 2,24 lít khí CO2 ( ở đktc).
Trong chất hữu cơ A có những nguyên tố nào?
Biết chất hữu cơ A có tỉ khối đối với hi đro là 14. Xác định công thức phân tử của A.
Cho 1,4 gam chất hữu cơ A trên đi qua dung dịch nước brom. Tính khối lượng sản phẩm tạo thành và khối lượng dung dịch nước brom tham gia phản ứng.
Câu 4( 2 điểm)
Cho 2,8gam oxit của kim loại X có hóa trị II phản ứng với dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được muối XCl2 và 0,9gam nước. Xác định tên kim loại X.
Câu 5 ( 5 điểm)
Hỗn hợp A gồm kim loại Fe, Al, Cu nặng 17,4 gam. Nếu hòa tan hỗn hợp A bằng axit sunfuric loãng dư thì thoát ra 8,96 dm3 H2 ( ở đktc). Còn nếu hòa tan hỗn hợp a bằng axit H2SO4 đặc nóng, dư thì thoát ra 12,32 dm3 SO2 ( ở đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A ban đầu.

( Biết : C = 12, H = 1, Fe = 56, Cu = 64, Al = 27, S = 32, O = 16 , Cl = 35,5)

HẾT
GVBM


Nguyễn Thanh Thúy


HƯỚNG DẪN CHẤM-THANG ĐIỂM
MÔN HÓA HỌC 9
NĂM HỌC 2015 - 2016

Câu
Đáp án
Biểu điểm

Câu 1
a.
(1) 2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2

(2)AlCl3 + 3NaOH Al(OH)3 + 3NaCl

(3) 2Al(OH)3 T0 Al2O3 + 3H2O
(4) Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O
b.
(1) (- C6H10O5)n + nH2O axit,T0 nC6H12O6

(2) C6H12O6 men rượu30-320 2C2H5OH + 2CO2

(3) C2H5OH + O2 men giấm CH3COOH + H2O

(4) CH3COOH + C2H5OH H2SO4 đ CH3COOC2H5 + H2O

0,5 đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

0,5đ

Câu 2
- Dùng nước ta sẽ nhận biết được:
+ Chất tác dụng với nước, phản ứng tỏa nhiệt là CaO
CaO + H2O Ca(OH)2
+ Chất không tan trong nước là CaSO4 và CaCO3
+ Chất tan trong nước là CaCl2 và Ca(NO3)2
- Phân biệt 2 chất không tan trong nước bằng cách dùng dung dịch axit, tan trong axit có sủi bọt là CaCO3, không tan trong axit là CaSO4
CaCO3 + 2HCl CaCl2 + CO2 + H2O
- Phân biệt 2 chất tan trong nước bằng AgNO3, tạo kết tủa trắng là dung dịch CaCl2, không tạo kết tủa là Ca(NO3)2.
CaCl2 + 2AgNO3 2AgCl + Ca(NO3)2

0,5đ
0,5đ

0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ







Câu 3
a. Khối lượng các nguyên tố trong chất hữu cơ A



mO = 1,4 – ( 1,2 + 0,2) = 0
Vậy chất hữu cơ A có 2 nguyên tố C và H.
b.d / H =
suy ra MA = d / Hx MH2 = 14 x 2 = 28
Đặt công thức chất hữu cơ A là: CxHy
Ta có:
12x : mC = y : mH = MA : mA
Suy ra:


Vậy công thức phân tử của A
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trương Văn Nghĩa
Dung lượng: 99,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)