De thi tai lieu sqap

Chia sẻ bởi Nguyễn Khánh Hà | Ngày 12/10/2018 | 81

Chia sẻ tài liệu: de thi tai lieu sqap thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BỒI DƯỠNG
GIÁO VIÊNTIỂU HỌC HÈ 2009
MÔN TOÁN
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TOÁN Ở TIỂU HỌC
Việc xác định kiến thức trọng tâm của bài dạy, chương, học kỳ dể dạy theo :
+ Vùng miền
+ Trình độ học sinh

THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY TOÁN Ở TIỂU HỌC

- Nắm tính hệ thống của chương trình môn toán cấp tiểu học?
Nắm được tính hệ thống của từng mạch kiến thức?
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
HỆ THỐNG CÁC MẠCH KIẾN THỨC TOÁN Ở TIỂU HỌC
DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TRỌNG TÂM CỦA BÀI HỌC ĐỂ DẠY THEO TRÌNH ĐỘ HỌC SINH
TRÒ CHƠI
MĐ : CỦNG CỐ MỘT SỐ NỘI DUNG TOÁN HỌC Ở TIỂU HỌC
CÁCH CHƠI : THEO HƯỚNG DẪN CỦA QUẢN TRÒ
PHẠT : NGƯỜI THUA (MẮC LỖI)
SẼ TRẢ LỜI CÂU HỎI THEO PHIẾU
1. HỆ THỐNG CÁC MẠCH KIẾN THỨC Ở TIỂU HỌC
SỐ
HỌC

HÌNH HOÏC



THOÁNG KEÂ
TOÁN
ÑAÏI LÖÔÏNG




GIAÛI TOAÙN
TOÁN
Ý nghĩa của việc nắm hệ thống các mạch kiến thức toán ?
SỐ HỌC
Lớp 1 ? -> Lớp 5 dạy gì ?
HÌNH HỌC
Lớp 1 ? -> Lớp 5 dạy gì ?
ĐẠI LƯỢNG
Lớp 1 ? -> Lớp 5 dạy gì ?
GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN
Lớp 1 ? -> Lớp 5 dạy gì ?
TÓM TẮT NỘI DUNG SỐ HỌC

2. DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC

2.1 Dạy học tích cực
a. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học
Theo Luật Giáo dục : PPGDPT phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh".
b. Thế nào là tích cực học tập?
TÍCH CỰC HỌC TẬP
c. thể hiện của tính tích cực
Bắt chước

Tìm tòi

Sáng tạo
d. Phương pháp dạy học tích cực
Phương pháp DHTC là một thuật ngữ rút gọn để chỉ những PPGD, DH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
Tích cực được dùng với nghĩa là hoạt động, chủ động, trái nghĩa với không hoạt động, thụ động chứ không dùng theo nghĩa trái với tiêu cực.
d. Phương pháp dạy học tích cực
giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức, từ thấp lên cao. Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công. Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động".
e. Mối quan hệ giữa dạy và học tích cực với dạy học lấy học sinh làm trung tâm.
Dạy học lấy học sinh làm trung tâm là nhấn mạnh hoạt động học và vai trò của học sinh trong qúa trình dạy học, khác với cách tiếp cận truyền thống lâu nay là nhấn mạnh hoạt động dạy và vai trò của giáo viên.
Cách dạy lấy giáo viên làm trung tâm đẻ ra cách học tập thụ động, thiên về ghi nhớ, ít chịu suy nghĩ, cho nên đã hạn chế chất lượng, hiệu quả dạy và học, không đáp ứng yêu cầu phát triển năng động của xã hội hiện đại. Để khắc phục tình trạng này, các nhà sư phạm kêu gọi phải phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, thực hiện "dạy học phân hóa" quan tâm đến nhu cầu, khả năng của mỗi cá nhân học sinh trong tập thể lớp
2.2. DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN TOÁN Ở TIỂU HỌC

Xét đến các đặc tính của môn Toán, học sinh nên được cung cấp nhiều dạng hoạt động khác nhau, chú ý đến các dạng hoạt động mang tính khám phá, tìm tòi đòi hỏi tư duy, để các em áp dụng kiến thức và kỹ năng học được vào các tình huống gần gũi trong cuộc sống, thực hành luôn các kỹ năng đã học được, chứ không nên chỉ nhấn mạnh vào việc học thuộc các công thức, quy tắc và làm các bài rập rèn luyện kỹ năng tính toán.
Th?o lu?n nhóm


Điều trước tiên của dạy học tích cực trong môn Toán và cả các môn học khác ở Tiểu học là tất cả học sinh cùng làm việc. Không để một em học sinh nào đứng bên lề của tiết học. Để xem xét một tiết dạy học tích cực hay không hãy xem có bao nhiêu em làm việc trong giờ học, và mỗi em làm việc bao nhiêu phút trong 1 tiết học.
2.2. D?Y H?C TÍCH C?C TRONG MƠN TỐN
? TI?U H?C
Khi dạy toán cho học sinh cần lưu ý :
Cần sử dụng ĐD trực quan giúp HS hiểu các khái niệm toán học.
Các KN toán học được phát triển theo trình tự (giống như xây hình khối). Nếu không hiểu một khái niệm (kiến thức) nào đó một cách hoàn chỉnh, học sinh sẽ khó có thể hiểu những khái niệm mới sau đó.
- Đối với các khái niệm (kiến thức) hình thành trong đầu trẻ cần :
+ Được giới thiệu (thông qua các dụng cụ, ngôn ngữ cụ thể…)
+ Được thực hành (trẻ sẽ áp dụng, làm, trao đổi, và ghi nhớ)
+ Được củng cố (học sinh sẽ áp dụng ở các mức độ khó dễ khác nhau và như vậy sẽ hiểu sâu vấn đề hơn)
+ Mở rộng
Sau khi khái niệm (kiến thức) được hình thành, học sinh cần biết, hiểu và có các kỹ năng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các khái niệm đó.
Học sinh cần áp dụng các kiến thức, kỹ năng và ngôn ngữ toán học vào một loạt các hoạt động, bao gồm cả trò chơi, tìm hiểu và giải quyết các vấn đề (không chỉ bao gồm việc tính toán).
Học sinh cần có tình huống có ý nghĩa, phù hợp vá thú vị nhằm áp dụng những hiểu biết riêng của các em như : Đi chợ, chia nhau kẹo bánh, chia hoa quả thành những phần bằng nhau, đo chiều cao hay cân nặng….
Một số VD : “ Chu vi hình tam giác”
Xác định đây là bài hình thành khái niệm hình học thông qua thực hành
Phân chia nội dụng bài học thành 4 đơn vị kiến thức chủ yếu :
+ Ôn tập khái niệm đường gấp khúc và độ dài đường gấp khúc
+ Ôn cách gọi tên hình bằng chữ và đặc điểm số cạnh của tam giác
+ Cách tìm tổng nhiều số
+ Khái niệm chu vi hình tam giác và cách tính
Một số VD : “ Chu vi hình tam giác”
Nội dung sẽ đặt câu hỏi là : Tìm độ dài đường gấp khúc. Gọi tên và nêu các cạnh của tam giác, mối liên hệ giữa độ dài đường gấp khúc với cách tìm tổng độ dài các cạnh tam giác.
Các câu hỏi được đặt ra như sau :
+ Câu hỏi 1 : Hãy nêu cách tính độ dài đường gấp khúc và tính độ dài đường gấp khúc gồm 3 đoạn theo số đo trên hình vẽ?
+ Câu hỏi 2 : Đường gấp gấp khúc sẽ tạo nên tam giác khi nào?
+ CH3 : Cho tam giác ABC, hãy nêu tên các cạnh của tam giác và tính tổng độ dài các cạnh.
+ CH4 : Kết quả vừa tìm được còn có tên gọi mới là gì, ai trong chúng ta đã biết?
2.3 Chỉ đạo Đổi mới phương pháp dạy học mụn Toỏn
Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán, cần nắm vững quan điểm chỉ đạo sau:
- GV biết sử dụng các phương pháp dạy học bộ môn vào từng bài học cụ thể.
- GV biết cách tổ chức để học sinh được hoạt động.

2.3 Chỉ đạo Đổi mới phương pháp dạy học
Chú ý hai hình thức hoạt động:
- Dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên, học sinh hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức mới.
Hoạt động để vận dụng kiến thức mới trong sự đa dạng và phong phú của các bài tập thực hành, luyện tập.
2.3 Chỉ đạo Đổi mới phương pháp dạy học
GV xác định kiến thức, kỹ năng học sinh cần lĩnh hội.
Tường minh kiến thức, kĩ năng học sinh cần lĩnh hội ở các đồ vật, mô hình, hình vẽ ...
Sau khi tường minh kiến thức kĩ năng, thiết kế thành các việc làm theo trình tự logic.
2.3 Chỉ đạo Đổi mới phương pháp dạy học
Tổ chức cho mỗi HS làm việc theo các việc làm đã thiết kế , để HS tự phát hiện lĩnh hội kiến thức, kỹ năng).
Hướng dẫn HS mô tả thành lời các hoạt động và kết quả (kiến thức kỹ năng) thu được.
Tổ chức cho HS vận dụng kiến thức, kỹ năng đã thu được thực hành luyện tập ở nhiều hình thức khác nhau
3. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU TRỌNG TÂM
Mục tiêu bài học là cái đích của một quá trình. Việc xác định mục tiêu đúng, cụ thể thì mới có căn cứ để đánh giá chất lượng, hiệu quả của quá trình dạy học. Theo quan điểm “dạy học hướng và học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, phát huy vai trò tích cực của học sinh thì mục tiêu dạy học phải hướng vào học sinh, do học sinh thực hiện”.
Xác định mục tiêu trọng tâm
Vì sao phải xác định mục tiêu trọng tâm của bài học?
Xác định mục tiêu trọng tâm của bài học như thế nào để dạy theo trình độ học sinh?
Th?o lu?n nhóm
Cơ sở để xác định được kiến thức trọng tâm là phân biệt rõ giữa cái chính (bản chất, cốt lõi) với cái phụ trong hệ thống, để có sự đầu tư hợp lý giúp HS làm chủ được kiến thức. Việc dạy của GV phải tạo được nhu cầu, hứng thú, động cơ học tập cho HS và chỉ có như vậy thì người học mới tích cực, chủ động, nắm chắc được kiến thức.
Khi soạn mục tiêu giáo viên cần lưu ý
+ Nêu đầy đủ các loại mục tiêu : kiến thức, kỹ năng, thái độ..
+ Mục tiêu dạy học phải cụ thể, có khả năng đo được, đánh giá được.
+ Mục tiêu sau mỗi hoạt động học phải xác định được mức độ thành công của học sinh sau mỗi hoạt động đó.
Xác định nội dung và các trúc của bài học toán nói chung phụ thuộc nhiều vào sách giáo khoa và trình độ của học sinh, điều kiện giảng dạy của trường. Giáo viên cần thực hiện được các yêu cầu sau :
+ Xác định được nội dung chính, phụ trong bài dạy.
+ Xác định được logic cấu trúc của các nội dung trong bài học và với các bài học trước và sau nó.
+ Xác định mối liên hệ của bài học với nội dung kiến thức khác trong chương trình.
Nhờ việc xác định đúng mục tiêu dạy học, những nội dung chính, phụ trong bài dạy mà giáo viên định hướng được phương pháp dạy học theo trình độ học sinh để nắm được chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình. Trong quá trình dạy toán giáo viên cần bám sát chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình.
Việc xác định mục tiêu kiến thức đó chúng ta cần dạy sao cho học sinh thấy rõ bản chất của một vấn đề toán học (quy trình xây dựng nên khái niệm, quy tắc toán học) chứ không phải chỉ là học thuộc quy tắc đó để vận dụng. Dạy như thế mới kích thích tư duy học sinh và tạo nên cho học sinh một tư duy toán học mới.
Thường trong một bài dạy toán có 3 -5 bài tập, Trong tất cả những bài tập không nên bỏ bài nào kể cả học sinh ở vùng nào đi chăng nữa (trừ trường hợp được phép theo tinh thần công văn 896/BGD&ĐT- GDTH về hướng dẫn điều chỉnh dạy và học của Bộ GD&ĐT). Giáo viên cần dạy theo trình độ học sinh : bài tập 1 ,2 là bài tập cốt lõi, giáo viên cần phải hướng dẫn sao cho tất cả học sinh đều làm và phải làm được. Bài 3 -5 là những bài tập tích hợp hoặc nâng cao, giáo viên cần có HT TCDH và PPDH để sao cho vừa giúp HS yếu, trung bình nắm bắt kịp vừa giúp HS khá giỏi phát huy năng khiếu toán học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Khánh Hà
Dung lượng: 290,32KB| Lượt tài: 0
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)