De thi sinh hoc ky I lop 9
Chia sẻ bởi Đinh Xuân Tuấn Anh |
Ngày 15/10/2018 |
36
Chia sẻ tài liệu: de thi sinh hoc ky I lop 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO KIỂM TRA HOC KỲ I LỚP 9
THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC 2008 - 2009
------------------------ -----------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : SINH HỌC
( THỜI GIAN 45 PHÚT )
Câu 1: (2.5 điểm)
Thế nào là bộ nhiễm sắc thể đơn bội và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội?
Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền của tính trạng
Câu 2: (2 điểm)
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hại cho con người, sinh vật ?
Câu 3: (2 điểm)
Giải thích tại sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ?
Câu 4: (1.5 điểm)
Thường biến là gì? Cho ví dụ
Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ
Câu 5 : (2 điểm)
Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Người ta thực hiện phép lai sau :
P : lông ngắn (thuần chủng) x lông dài F1, sau đó F1 lai với nhau F2
Viết sơ đồ lai từ F1 và F2.
--------Hết-------
Hướng dẫn chấm thi
Câu 1:
NST đơn bội là bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng, kí hiệu là n NST
NST lưỡng bội là NST chứa các cặp NST tương đồng, kí hiệu là 2n NST
NST mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền. Chính nhờ sự tự sao của ADN đã đưa đến sự tự nhân đôi của NST, thông qua đó, các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 2 :
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn...
Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho bản thân sinh vật là vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. Đa số tạo ra các gen lặn cũng gây ra có hại cho sinh vật.
Câu 3:
Vì trong quá trình nhân đôi, ADN đã nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và giữ lại một nửa :
Nguyên tắc bổ sung là mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A-T, T-A, G-X, X-G
Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn ) : trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.
Câu 4:
Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, Ví dụ như cây rau MÁC
Mức phản ứng là gií hạn của một kiểu gen trước môi trường khác nhau. Nó do kiểu gen quy định. Ví dụ như giống lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8/tấn/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất
Câu 5 :
Ta có tính trạng lông ngắn trội hơn tính trạng lông dài
Gọi A là gen quy định tính trạng lông ngắn (trội)
A _________________________dài (lặn)
Ta đem lông ngắn thuần chủng (AA) lai với lông dài, ta có phép lai sau :
P : AA x aa
G : A a
F1 : Aa
(100 % lông ngắn)
Sau đó đem lai F1 với nhau, ta có :
P2 :Aa x Aa
G :A,a A,a
F2 :1AA :2Aa :1aa
(75% là lông ngắn :25% là lông dài)
THỪA THIÊN HUẾ NĂM HỌC 2008 - 2009
------------------------ -----------------------------
ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN : SINH HỌC
( THỜI GIAN 45 PHÚT )
Câu 1: (2.5 điểm)
Thế nào là bộ nhiễm sắc thể đơn bội và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội?
Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền của tính trạng
Câu 2: (2 điểm)
Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì? Tại sao đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thường gây hại cho con người, sinh vật ?
Câu 3: (2 điểm)
Giải thích tại sao 2 ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống hệt ADN mẹ?
Câu 4: (1.5 điểm)
Thường biến là gì? Cho ví dụ
Mức phản ứng là gì? Cho ví dụ
Câu 5 : (2 điểm)
Ở chó, lông ngắn trội hoàn toàn so với lông dài. Người ta thực hiện phép lai sau :
P : lông ngắn (thuần chủng) x lông dài F1, sau đó F1 lai với nhau F2
Viết sơ đồ lai từ F1 và F2.
--------Hết-------
Hướng dẫn chấm thi
Câu 1:
NST đơn bội là bộ NST trong giao tử chỉ chứa một NST của mỗi cặp tương đồng, kí hiệu là n NST
NST lưỡng bội là NST chứa các cặp NST tương đồng, kí hiệu là 2n NST
NST mang gen có bản chất là ADN có vai trò quan trọng đối với sự di truyền. Chính nhờ sự tự sao của ADN đã đưa đến sự tự nhân đôi của NST, thông qua đó, các gen quy định các tính trạng được di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
Câu 2 :
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc NST gồm các dạng : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn...
Đột biến cấu trúc NST thường gây hại cho bản thân sinh vật là vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hoà trong kiểu gen đã qua chọn lọc tự nhiên và duy trì lâu đời trong tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin. Đa số tạo ra các gen lặn cũng gây ra có hại cho sinh vật.
Câu 3:
Vì trong quá trình nhân đôi, ADN đã nhân đôi theo nguyên tắc bổ sung và giữ lại một nửa :
Nguyên tắc bổ sung là mạch mới của ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ. Các nuclêôtit của mạch khuôn liên kết liên kết với các nuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A-T, T-A, G-X, X-G
Nguyên tắc giữ lại một nửa (bán bảo toàn ) : trong mỗi ADN con có một mạch của ADN mẹ, mạch còn lại được tổng hợp mới.
Câu 4:
Thường biến là những biến đổi kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường, Ví dụ như cây rau MÁC
Mức phản ứng là gií hạn của một kiểu gen trước môi trường khác nhau. Nó do kiểu gen quy định. Ví dụ như giống lúa DR2 được tạo ra từ một dòng tế bào (2n) biến đổi, có thể đạt năng suất tối đa gần 8/tấn/vụ trong điều kiện gieo trồng tốt nhất
Câu 5 :
Ta có tính trạng lông ngắn trội hơn tính trạng lông dài
Gọi A là gen quy định tính trạng lông ngắn (trội)
A _________________________dài (lặn)
Ta đem lông ngắn thuần chủng (AA) lai với lông dài, ta có phép lai sau :
P : AA x aa
G : A a
F1 : Aa
(100 % lông ngắn)
Sau đó đem lai F1 với nhau, ta có :
P2 :Aa x Aa
G :A,a A,a
F2 :1AA :2Aa :1aa
(75% là lông ngắn :25% là lông dài)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Xuân Tuấn Anh
Dung lượng: 36,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)