De thi sinh hoc

Chia sẻ bởi Nguyễn Bá Tuấn | Ngày 15/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: de thi sinh hoc thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

TUẦN 1:

Ngày soạn: 12/ 08/ 2012.
Tiết 1.
Bài 1: BÀI MỞ ĐẦU
MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
Kiến thức:
- Nêu được mục đích và ý nghĩa của kiến thức phần cơ thể người và vệ sinh:
- Xác định được vị trí con người trong giới Động vật.
Kĩ năng:
- Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm.
Thái độ:
- Yêu thích bộ môn.
PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Chuẩn bị tranh vẽ H1.1, H1.2.
HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ:
Bài mới:
- Ở lớp 6,7 các em đã được tìm hiểu về 2 đối tượng khá gần gũi ở quanh ta đấy chính là động vật và thực vật. Sang lớp 8 các em sẽ được tìm hiểu về chính bản thân mình qua môn : Cơ thể người và Vệ sinh
Vậy tìm hiểu về cơ thể người để làm gì ?....

Hoạt động 1:

VỊ TRÍ CỦA CON NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học

- GV yêu cầu HS:
? Kể tên các ngành động vật đã học ở lớp 7?
- HS kể tên lần lượt các ngành động vật đã học.
? Ngành động vật nào có cấu tạo hoàn chỉnh nhất?
- Ngành động vật có xương sống.
- GV yêu cầu HS đọc mục ■ và thảo luận các câu hỏi:
? Vì sao loài người thuộc lớp thú?
- Loài người thuộc lớp thú vì cơ thể người có nhiều đặc điểm giống với thú (HS tự lấy VD).
? Những đặc điểm nào của con người khác biệt với động vật?
- HS thảo luận nhóm trả lời:
- GV cho HS làm bài tập mục ( và yêu cầu HS trình bày.
- GV hoàn thiện kiến thức cho HS.











- Loài người thuộc lớp thú

- Con người có tiếng nói, chữ viết và hoạt động có mục đích vì vậy làm chủ thiên nhiên.


Hoạt động 2:
NHIỆM VỤ CỦA MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học

- GV nêu câu hỏi:
? Bộ môn cơ thể người và vệ sinh cho chúng ta biết điều gì?
- HS đọc mục thảo luận trả lời:
+ Nhiệm vụ của bộ môn
+ Biện pháp bảo vệ cơ thể
trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận.
- GV chốt kiến thức cho HS, lấy VD.
? Mối quan hệ giữa bộ môn Cơ thể người và Vệ sinh với các ngành nghề trong xã hội ( những môn KH khác)?
- HS chỉ ra mối liên quan giữa bộ môn và môn TDTT mà các em đang học.









- Cung cấp những kiến thức về cấu tạo, sinh lý của các cơ quan trong cơ thể
- Thấy được mối quan hệ giữa cơ thể người và môi trường để đề ra các biện pháp bảo vệcơ thể
- Thấy rõ mối liên quan giữa môn học với các môn khoa học khác như y học, TDTT, điêu khắc, hội họa…


Hoạt động 3:
PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP BỘ MÔN CƠ THỂ NGƯỜI VÀ VỆ SINH

Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học

- GV nêu câu hỏi:
? Hãy nêu các phương pháp cơ bản học tập bộ môn?
- HS đọc thông tin, thảo luận.
- GV lấy VD cụ thể minh họa cho các phương pháp mà HS nêu ra.
- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung.

- Quan sát tranh, mô hình, tiêu bản, mẫu vật.
- Bằng thí nghiệm.
- Vận dụng kiến thức giải thích thực tế.

KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ:
? Trình bày những đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa người và động vật thuộc lớp thú?
? Trình bày nhiệm vụ và các phương pháp học tập bộ môn?
DẶN DÒ:
- Học bài và làm bài tập.
- Đọc trước bài mới.
* RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY:
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày soạn: 12/ 08/ 2012.
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI
Tiết 2.
Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI

MỤC TIÊU: Sau bài học này, học sinh cần đạt:
Kiến thức:
- Nêu được đặc điểm cơ thể người
- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Nêu rõ được tính thống nhất trong hoạt động của các hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Bá Tuấn
Dung lượng: 1,16MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)