De thi sinh
Chia sẻ bởi Lê Hữu Nam |
Ngày 14/10/2018 |
62
Chia sẻ tài liệu: de thi sinh thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
Chủ Đề:
1. Tên: Môi trường với hoạt động sản xuất Nông Nghiệp
2. Nội dung cụ thể: Môi trường với hoạt động chăn nuôi
Trình bày:
Cùng với bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội thì ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức thiết được toàn nhân loại quan tâm. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường, trong đó có hoạt động chăn nuôi.
Có thể nói, tìm hiểu về chủ đề: "Môi trường với hoạt động chăn nuôi" là một hoạt động thú vị với chúng em nói riêng và tất cả các chi đoàn tham gia buổi ngoại khoá nói chung, vì nó sẽ giúp chúng em hiểu rõ những mặt trái, mặt tiêu cực cần khắc phục của hoạt động chăn nuôi, từ đó có thể rút ra những biện pháp tốt nhất để tuyên truyền cho gia đình và nguời thân để họ hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng xấu có thể gây ra cho môi trường trong hoạt động chăn nuôi.
Hiểu được sự cần thiết đó, chúng em đã suy nghĩ và chọn xã Phồn Xương là địa phương để tìm hiểu thực trạng môi trường vì đây là xã có hoạt động chăn nuôi khá phát triển và cũng còn tồn tại không ít vấn đề trong việc bảo vệ môi trường trước ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi.
Phồn Xương là xã miền núi của huyện Yên Thế - tỉnh Bắc Giang. Nằm ở khu trung tâm của huyện, bao gần hết thị trấn Cầu Gồ, ở 21o 76` vĩ tuyến Bắc, 106o 16` kinh đông, có diện tích tự nhiên là 633,28ha.
- Phía Bắc giáp xã Đồng Tâm.
- Phía Đông giáp xã Đồng Lạc.
- Phía Nam giáp xã Tân Trung huyện Tân Yên.
- Phía Tây giáp xã Tân Hiệp, Thị Trấn Cầu Gồ và Tam Hiệp.
Địa hình chủ yếu của xã Phồn Xương là đồi núi thấp và đồng bằng bằng phẳng.
Về dân số: Năm 2009, xã có 1211 hộ, 4218 người.
Các gia đình trong xã có hoạt động kinh tế chủ yếu là: Nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, và dịch vụ, trong đó Nông nghiêp chiếm trên 90%.
Những năm gần đây, thực hiện định hướng đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính, Phồn Xương đã xuất hiện nhiều mô hình chăn nuôi lớn từ 50- 100 con lợn/ lứa, đàn gia cầm từ 1000 - 5000con/ lứa góp phần đưa tổng đàn gia súc, gia cầm hằng năm tăng lên rõ rệt. Năm 2009, đàn trâu bò của xã là 415 con, đàn lợn là 9700 con, đàn gia cầm là 270000 con.
Qui mô chăn nuôi càng lớn thì những vấn đề về môi trường ngày càng nghiêm trọng. Hoạt động chăn nuôi của xã đã để lại không ít những tác động xấu, làm ô nhiễm môi trường.
Biểu hiện hậu quả:
- Nước thải chăn nuôi chưa qua xử lý thải trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của con người và một số loài sinh vật khác.
- Gây ra một số dịch bệnh nguy hiểm về đường hô hấp, đường tiêu hoá, về da như tiêu chảy cấp, viêm da… Gây suy giảm miễn dịch ở người.
- Ngoài ra chất thải chăn nuôi còn ảnh hưởng xấu đến cảnh quan xung quanh.
Biện pháp của địa phương: Địa phương chưa có biện pháp cụ thể trong việc bảo vệ môi trường.
Đề xuất giải pháp để cho môi trường được cải thiện và phát triển bền vững:
- Nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn, mở rộng diện tích, xây dựng chuồng trại chăn nuôi thông thoáng, xây dựng hầm xử lý chất thải chăn nuôi (hầm biogaz)
- Gắn liền hoạt động chăn nuôi với mô hình V-A-C.
- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền cho người dân hiểu về hoạt động chăn nuôi hợp lý, hiệu quả.
- Mở các lớp tập huấn, hướng dẫn cho người dân cách chăn nuôi hợp lý, bảo vệ môi trường.
Cử những kĩ sư Nông nghiệp trực tiếp hướng dẫn người dân…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Hữu Nam
Dung lượng: 54,00KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)