đề thi Olympic văn 7
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Phương Lan |
Ngày 11/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: đề thi Olympic văn 7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
Năm học 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn
Câu 1: 4 điểm
Em hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ” (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Câu 2: (6 điểm )
Suy nghĩ của em về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau đây:
Bài thuyết giảng
Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai.
Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.
Trong im lặng, hai người cung ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi.
Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.
Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn.
Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.
Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói:
- Cám ơn bài thuyết giảng của bác!
Câu 3: 10 điểm
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
II.ĐÁP ÁN
Câu 1 (4 điểm):
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành đoạn văn.
* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục … cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
Câu 2 Bài thuyết giảng:
* Yêu cầu về kĩ năng: (1 điểm )
- Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý ( luận diểm)rõ ràng và được triển khai tốt.
Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung: (5 điểm )
- Nhận xét khái quát câu chuyện:
+ Điều thú vị ở chỗ truyện có tựa đề là Bài thuyết giảng nhưng vị giáo sư lại không hề nói một câu nào. Ông trực tiếp dùng cục than hồng trong bếp lò làm một ẩn dụ để kín đáo gửi gắm vào đó những điều muốn nói. Cách thuyết giảng có tính trực quan và đặc biệt đã tác động tích cực và mạnh mẽ đến cậu bé. (1 điểm )
Chỉ ra được ý nghĩa giáo dục của câu chuyện.
+ Khuyên con người phải sống hòa nhập với tập thể, với cộng đồng. Bời vì chỉ như thế mỗi cá nhân mới có thể tồn tại và tỏa sáng. (1,0 điểm)
Bàn luận về ý nghĩa giáo dục và rút ra bài học.
Truyện đã đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đán, bởi vì:
+ Chỉ khi hòa nhập mình vào tập thể, cá nhân mới có thể tìm thấy niềm vui, mới phát huy được năng lực, sở trường và sức mạnh của chính mình..
( học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1
Năm học 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn
Câu 1: 4 điểm
Em hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ” (Tiếng gà trưa – Xuân Quỳnh)
Câu 2: (6 điểm )
Suy nghĩ của em về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau đây:
Bài thuyết giảng
Tại ngôi làng nhỏ, vào ngày chủ nhật, có vị giáo sư thường đến nói chuyện về cuộc sống. Hôm nay ông đến thăm nhà của cậu bé vốn không hề muốn chơi hay kết bạn với ai.
Cậu bé mời vị giáo sư vào nhà và lấy cho ông một chiếc ghế ngồi bên bếp lửa cho ấm.
Trong im lặng, hai người cung ngồi nhìn những ngọn lửa nhảy múa. Sau vài phút, vị giáo sư lấy cái kẹp, cẩn thận nhặt một mẩu than hồng đang cháy sáng ra và đặt nó sang bên cạnh lò sưởi.
Rồi ông lại ngồi xuống ghế, vẫn im lặng. Cậu bé cũng im lặng quan sát mọi việc.
Cục than đơn lẻ cháy nhỏ dần rồi tắt hẳn.
Vị giáo sư nhìn đồng hồ và nhận ra đã đến giờ ông phải đi thăm nhà khác. Ông chậm rãi đứng dậy, nhặt cục than lạnh đặt vào giữa bếp lửa. Ngay lập tức, nó lại bắt đầu cháy, tỏa sáng với ánh sáng và hơi ấm của những cục than xung quanh nó.
Khi vị giáo sư đi ra cửa, cậu bé chủ nhà nắm tay ông nói:
- Cám ơn bài thuyết giảng của bác!
Câu 3: 10 điểm
Phát biểu cảm nghĩ của em về cảnh sắc thiên nhiên và tâm hồn của các nhà thơ trong hai bài thơ: “Bài ca Côn Sơn” của Nguyễn Trãi và “Rằm tháng giêng” của Hồ Chí Minh.
II.ĐÁP ÁN
Câu 1 (4 điểm):
Yêu cầu:
* Hình thức: Viết thành đoạn văn.
* Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ:
Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
- Dòng thứ tư “Cục … cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
- Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tư ợng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
- Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
Câu 2 Bài thuyết giảng:
* Yêu cầu về kĩ năng: (1 điểm )
- Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí.
- Hệ thống ý ( luận diểm)rõ ràng và được triển khai tốt.
Diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.
* Yêu cầu về nội dung: (5 điểm )
- Nhận xét khái quát câu chuyện:
+ Điều thú vị ở chỗ truyện có tựa đề là Bài thuyết giảng nhưng vị giáo sư lại không hề nói một câu nào. Ông trực tiếp dùng cục than hồng trong bếp lò làm một ẩn dụ để kín đáo gửi gắm vào đó những điều muốn nói. Cách thuyết giảng có tính trực quan và đặc biệt đã tác động tích cực và mạnh mẽ đến cậu bé. (1 điểm )
Chỉ ra được ý nghĩa giáo dục của câu chuyện.
+ Khuyên con người phải sống hòa nhập với tập thể, với cộng đồng. Bời vì chỉ như thế mỗi cá nhân mới có thể tồn tại và tỏa sáng. (1,0 điểm)
Bàn luận về ý nghĩa giáo dục và rút ra bài học.
Truyện đã đưa ra một lời khuyên hoàn toàn đúng đán, bởi vì:
+ Chỉ khi hòa nhập mình vào tập thể, cá nhân mới có thể tìm thấy niềm vui, mới phát huy được năng lực, sở trường và sức mạnh của chính mình..
( học sinh phân tích lí giải và dẫn chứng) . (1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Phương Lan
Dung lượng: 50,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)