đề thi Olympic văn 7

Chia sẻ bởi Đỗ Thị Phương Lan | Ngày 11/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: đề thi Olympic văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7
Năm học 2013-2014
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài :120 phút
( Không kể thời gian giao đề).

Câu 1(4 điểm).
Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“ Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa”.
Ngữ văn 7 tập 1.
Câu 2.(6 điểm).
Trình bày suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
Tờ giấy trắng
Có một lần, tại một trường trung học, ngài hiệu trưởng đến gặp các em học sinh để nói chuyện. Trong khi nói, ông giơ lên cho các em thấy một tờ giấy trắng, trên đó có một chấm tròn đen ở một góc nhỏ, và hỏi: - Các em có thấy đây là gì không? Tức thì cả hội trường vang lên: - Đó là một dấu chấm. Ngài hiệu trưởng hỏi lại: - Thế không ai nhận ra đây là một tờ giấy trắng cả ư? Và ngài kết luận: - Thế đấy, con người luôn luôn chú ý đến những lỗi nhỏ nhặt, mà quên đi tất cả những phẩm chất tốt đẹp còn lại. Khi phải đánh giá một sự việc, hay là một con người, thầy mong các em sẽ chú ý đến tờ giấy trắng nhiều hơn là những vết bẩn có trên nó.
Câu 3. (10 điểm)
Cảm nhận của em về bài thơ “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan.





Đáp án, biểu điểm văn 7.

Câu 1(4 điểm).
- Hai câu thơ trên được trích từ bài thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh, viết năm 1947. (0,5 điểm).
- Nghệ thuật : Hai câu thơ đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh “ tiếng suối- tiếng hát xa”; nhân hóa, điệp ngữ “lồng”.(1 điểm).
- Nội dung: Hai câu thơ đã gợi lên trước mắt người đọc một bức tranh sơn thủy về cảnh suối rừng, trăng ngàn Việt Bắc.(2 điểm)
+ Câu 1: Suối là vẻ đẹp chốn lâm tuyền, vẻ đẹp rừng già Việt Bắc. Bác lấy tiếng suối so sánh với tiếng hát êm ái, ngọt ngào của con người, làm cho cảnh khuya nơi núi rừng trở nên gần gũi, mang hơi ấm cuộc đời. (1 điểm).
+ Câu 2: Hai vế tiểu đối gợi lên vẻ đẹp hài hòa của cảnh vật thiên nhiên. Trăng được nhân hóa rất thơ mộng “lồng” vào cổ thụ, bóng cổ thụ lại lồng vào hoa. Cảnh thiên nhiên trở nên hữu tình huyền ảo. Chữ lồng được lặp lại hai lần, ánh trăng tỏa khắp núi rừng, rát vàng xuống rừng cây, lồng và trùm lên cổ thụ. Cảnh từng có tầng cao, tầng thấp, có mảng sáng mảng mờ thật hấp dẫn. (1 điểm).
- Hai câu thơ của Bác đầy âm thanh nhạc điệu, trong thơ vừa có nhạc vừa có họa, rất thi vị, gợi cảm. Bác đã dành cho thiên nhiên cây rừng trăng ngàn những tình cảm tha thiết, nồng hậu.(0, 5 điểm)

Câu 2: (6,0 điểm)
Yêu cầu:
1, Kĩ năng: (1 điểm)
- Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
- Diễn đạt lưu loát.
2, Nội dung: (5 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
Đây là câu chuyện hấp dẫn thú vị về cách giáo dục của thầy hiệu trưởng đối với học sinh. Thầy đã dùng một hình ảnh cụ thể, đơn giản, gần gũi là tờ giấy trắng và chấm tròn đen để tác động đến học sinh.(1 điểm).
- Ý nghĩa của câu chuyện: Câu chuyện khuyên chúng ta cần có tấm lòng bao dung, vị tha đối với những người xung quanh mình, cần có cái nhìn giàu tính nhân văn. ).(1,0 điểm)
- Bàn về ý nghĩa giáo dục: Cuộc sống đầy rẫy những cám dỗ, con người ai cũng có thể mắc lỗi lầm. Vì vậy đừng quá chú trọng vào lỗi lầm nhỏ của họ mà không thấy những ưu điểm, tích cực có trong con người họ.
( hs phân tích và lấy dẫn chứng).(1,5 điểm)
- Liên hệ hiện tại: Trong lớp học luôn có những bạn mắc lỗi. Vậy hãy biết tha thứ cho người bạn đó khi họ làm sai một lỗi nhỏ để bạn ấy có cơ hội làm lại và trở thành người tốt hơn. ( hs phân tích và lấy dẫn chứng). )(1,5 điểm).

Câu 3: (10 điểm).
* Yêu cầu về hình thức: (1 điểm).
Đúng thể loại văn biểu cảm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Thị Phương Lan
Dung lượng: 52,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)