đê thi Ngữ văn 7 học kì II
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Nhung |
Ngày 26/04/2019 |
28
Chia sẻ tài liệu: đê thi Ngữ văn 7 học kì II thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật là gì? Lấy ví dụ về văn bản có sử dụng phép tương phản và phép tăng cấp trong chương trình Ngữ văn 7?
Câu 2: (2,5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu), có nội dung về tình yêu quê hương đất nước, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật liệt kê. Gạch chân phép liệt kê đó và cho biết chúng thuộc kiểu liệt kê nào?
Câu 3: (6,0 điểm)
Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay tác giả Phạm Duy Tốn đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, trong đó có việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
----------------- HẾT ----------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
*) Phép tương phản (còn gọi là đối lập) trong nghệ thuật là: Việc tao ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. (0,75 điểm)
*) Phép tăng cấp là: Lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước, qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. (0,5 điểm)
*) Ví dụ: Văn bản Sống chết mặc bay (Tạ Duy Tốn). (0,25 điểm)
Câu 2: (2,5 điểm)
Viết đoạn văn ngắn, có nội dung về tình yêu quê hương đất nước:
- Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu từ 7 đến 10 câu, đúng nội dung về tình yêu quê hương, đất nước. (1,0 điểm)
- Có sử dụng ít nhất 1 phép liệt kê. (0,5 điểm)
- Gạch chân được phép liệt kê đó: (0,5 điểm)
- Chĩ rõ được đó là kiểu liệt kê nào (0,5 điểm)
Câu 3: (6,0 điểm)
a) Nội dung: (4,5 điểm)
*) Yêu cầu:
- Viết đúng thể loại văn bản chứng minh.
- Bài viết phải có dẫn chứng cụ thể trong văn bản Sống chết mặc bay.
- Học sinh biết cách làm kiểu bài giải thích, chứng minh.
- Bài viết cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
2. Thân bài: (3,5 điểm)
- Giải thích được phép tương phản là gì? Phép tăng cấp là gì?
- Phép tương phản có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh tên quan phủ khi đi hộ đê. Dẫn chứng: Cảnh tượng trong đình và cảnh ngoài trời; sự thản nhiên của quan phụ mẫu đối với sự nguy cấp của người dân trước cảnh tượng đê vỡ.
- Phép tăng cấp có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ mức độ đam mê cờ bạc của tên quan phủ khi đi hộ đê. Dẫn chứng: Quan chơi bài bạc, thản nhiên ung dung có người hầu, kẻ hạ mặc cho dân chúng vất vả hộ đê; Khi có người vào báo đê sắp vỡ, quan gắt "mặc kệ" rồi sai đuổi cổ ra ngoài; quan ù ván bài to và nhẫn tâm vô đạo cười sung sướng trước cảnh "cả một miền quê nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu..., tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !".
- Sự kết hợp giữa hai biện pháp nghệ thuật này có tác dụng như thế nào trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
3. Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang, dạ thú, đáng bị lên án.
NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
Phép tương phản và phép tăng cấp trong nghệ thuật là gì? Lấy ví dụ về văn bản có sử dụng phép tương phản và phép tăng cấp trong chương trình Ngữ văn 7?
Câu 2: (2,5 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (7 đến 10 câu), có nội dung về tình yêu quê hương đất nước, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nghệ thuật liệt kê. Gạch chân phép liệt kê đó và cho biết chúng thuộc kiểu liệt kê nào?
Câu 3: (6,0 điểm)
Trong truyện ngắn Sống chết mặc bay tác giả Phạm Duy Tốn đã khéo léo kết hợp phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ tính cách nhân vật, trong đó có việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân. Em hãy giải thích và chứng minh ý kiến trên.
----------------- HẾT ----------------
ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II – NĂM HỌC 2009-2010
MÔN: NGỮ VĂN 7
Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (1,5 điểm)
*) Phép tương phản (còn gọi là đối lập) trong nghệ thuật là: Việc tao ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đó làm nổi bật một ý tưởng bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác phẩm. (0,75 điểm)
*) Phép tăng cấp là: Lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước, qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. (0,5 điểm)
*) Ví dụ: Văn bản Sống chết mặc bay (Tạ Duy Tốn). (0,25 điểm)
Câu 2: (2,5 điểm)
Viết đoạn văn ngắn, có nội dung về tình yêu quê hương đất nước:
- Học sinh viết được đoạn văn theo yêu cầu từ 7 đến 10 câu, đúng nội dung về tình yêu quê hương, đất nước. (1,0 điểm)
- Có sử dụng ít nhất 1 phép liệt kê. (0,5 điểm)
- Gạch chân được phép liệt kê đó: (0,5 điểm)
- Chĩ rõ được đó là kiểu liệt kê nào (0,5 điểm)
Câu 3: (6,0 điểm)
a) Nội dung: (4,5 điểm)
*) Yêu cầu:
- Viết đúng thể loại văn bản chứng minh.
- Bài viết phải có dẫn chứng cụ thể trong văn bản Sống chết mặc bay.
- Học sinh biết cách làm kiểu bài giải thích, chứng minh.
- Bài viết cần đạt được những yêu cầu sau:
1. Mở bài: (0,5 điểm)
- Giới thiệu vấn đề cần chứng minh.
2. Thân bài: (3,5 điểm)
- Giải thích được phép tương phản là gì? Phép tăng cấp là gì?
- Phép tương phản có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh tên quan phủ khi đi hộ đê. Dẫn chứng: Cảnh tượng trong đình và cảnh ngoài trời; sự thản nhiên của quan phụ mẫu đối với sự nguy cấp của người dân trước cảnh tượng đê vỡ.
- Phép tăng cấp có tác dụng như thế nào trong việc khắc hoạ mức độ đam mê cờ bạc của tên quan phủ khi đi hộ đê. Dẫn chứng: Quan chơi bài bạc, thản nhiên ung dung có người hầu, kẻ hạ mặc cho dân chúng vất vả hộ đê; Khi có người vào báo đê sắp vỡ, quan gắt "mặc kệ" rồi sai đuổi cổ ra ngoài; quan ù ván bài to và nhẫn tâm vô đạo cười sung sướng trước cảnh "cả một miền quê nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu..., tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !".
- Sự kết hợp giữa hai biện pháp nghệ thuật này có tác dụng như thế nào trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
3. Kết bài: (0,5 điểm)
- Khẳng định tên quan phụ mẫu là kẻ lòng lang, dạ thú, đáng bị lên án.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)