Đề thi Ngữ văn 7

Chia sẻ bởi Nông Chí Hiếu | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: Đề thi Ngữ văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT SƠN DƯƠNG
TRƯỜNG TH&THCS SÂM DƯƠNG
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT CHỌN HỌC SINH GIỎI
CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2012-2013
Môn: Ngữ văn 7

(Thời gian làm bài 120 phút không kể thời gian giao đề)

Đề bài

Câu 1: (2 điểm): Chuyển các câu sau thành câu bị động:
Trào lưu đô thị hóa đã thu hẹp sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn.
Bộ đội chặt tre, bắc cầu qua suối.

Câu 2: ( 3 điểm) Cho đề văn nghị luận sau:
"Chứng minh rằng đến với ca dao Việt Nam, ta hiểu thêm về đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa".
Khi viết thành văn, có bạn học sinh đã mở bài như sau:
"Ca dao là thể loại văn học dân gian rất gần gũi và quen thuộc đối với mỗi
con người Việt Nam. Ngay từ khi mới lọt lòng, em đã được thưởng thức âm điệu
ngọt ngào của ca dao qua lời ru của bà, của mẹ. Và cứ thế, em lớn lên cùng
những khúc ca dao, dân ca mộc mạc, ân tình.
Khi chấm bài, cô giáo phê: “Mở bài chưa đạt yêu cầu”.
Theo em, vì sao cô giáo phê như vậy ?

Câu 3: (5 điểm) Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong khổ thơ sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục... cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”
(Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh, SGK Ngữ Văn 7, tập I)

Câu 4: (10 điểm) Chứng minh rằng: "Ca dao luôn bồi đắp cho tuổi thơ chúng ta tình yêu tha thiết đối với đất nước, quê hương".










HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu
Đáp án
Điểm

Câu 1
Chuyển các câu sau thành câu bị động:
a. Sự khác biệt giữa thành thị với nông thôn đã được trào lưu đô thị hóa thu hẹp.
b. Tre được bộ đội chặt, bắc cầu qua suối.

(1đ)

(1đ)

Câu 2
Trả lời được các ý sau:
- Cô giáo phê “Mở bài chưa đạt yêu cầu” là vì trong phần mở bài, bạn học sinh chưa nêu được vấn đề cần chứng minh mà mới chỉ dừng lại ở một số lời giới thiệu chung về ca dao..
- Để đạt yêu cầu, trong phần mở bài phải giới thiệu được luận điểm: Ca dao Việt Nam phản ánh rất rõ đời sống tình cảm phong phú và sâu sắc của người lao động xưa. Ý này nên đặt cuối phần mở bài.
- Ngoài ra, dùng đại từ nhân xưng em là không phù hợp với phong cách nghị luận. Nên dùng đại từ ta hoặc chúng ta.

(1đ).


(1đ).



(1đ).

Câu 3
* Yêu cầu:
1. Hình thức: Viết thành đoạn văn.
2. Nội dung: Học sinh chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ và tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó:
- Cả khổ thơ là những rung cảm ban đầu của người lính trên đường hành quân khi nghe tiếng gà trưa.
+ Dòng thứ tư “Cục ... cục tác cục ta” với việc lặp âm và những dấu chấm lửng đã mô phỏng sát đúng tiếng gà làm cho chuyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.
+ Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho cảm giác (thấy) và điệp ngữ “nghe” lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ có tác dụng đem lại ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và xao động lòng người.
+ Trật tự đảo của kết cấu so sánh: Nghe xao động nắng trưa (nổi bật nghĩa bóng) với Nghe nắng trưa xao động (nổi bật nghĩa đen) xen vào những trật tự đảo của câu trước và câu sau, làm cho âm điệu câu thơ thay đổi, tránh được sự nhàm chán và diễn tả được sự bồi hồi, xao xuyến của tâm hồn.
* Biểu điểm:
- Điểm 5: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 4: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Làm được 2 ý, diễn đạt rõ ràng,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nông Chí Hiếu
Dung lượng: 56,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)