đề thi môn văn 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thùy Linh | Ngày 14/10/2018 | 89

Chia sẻ tài liệu: đề thi môn văn 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Tên : ...........................
Lớp : ..........
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II ( 1 )
MÔN NGỮ VĂN LỚP 6
Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)


I) Trắc nghiệm: (3 điểm) – Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 đ.
Đọc đoạn văn và các câu hỏi trả lời bằng cách khoanh tròn câu đúng nhất. 
“Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi, mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông. Vài chiếc nhạn mùa thu chao đi, chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con Hải âu bay ngang, là là nhịp cánh....”
1) Đoạn văn trên trích từ văn bản nào?
a) Lao xao           b) Vượt thác         c) Cô Tô         d) Sông nước Cà Mau
2) Tác giả đoạn văn trên là ai?
a) Nguyễn Tuân    b) Duy Khán             c) Tố Hữu           d) Võ Quảng
3) Cảnh trên là một bức tranh như thế nào?
a) Bao la, bát ngát                      b) Hùng vĩ, tráng lệ
c) Duyên dáng, trữ tình               d) Sâu thẳm, huyền bí
4) Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn?
a) So sánh             b) Nhân hóa              c) Ẩn dụ                d) Hoán dụ
5) Câu nào dưới đây không phải là câu trần thuật đơn có từ là?
a) Mẹ là ngọn gió của con suốt đời                  b) Người ta gọi chàng là Sơn Tinh
c) Bồ Các là bác chim ri                                  d) Tre là người bạn thân thiết của nhà nông
6) Có mấy kiểu hoán dụ thường gặp?
a) Một                  b) Ba                  c) Năm                   d) Bốn
7) “Biển lúc tẻ nhạt, lúc lạnh lùng, lúc sôi nổi hả hê, lúc đăm chiêu gắt gỏng”. Câu văn trên có bao nhiêu chủ ngữ, vị ngữ?
a) Một vị ngữ, nhiều chủ ngữ                 b) Một chủ ngữ, một vị ngữ
c) Một chủ ngữ, nhiều vị ngữ                 d) Hai chủ ngữ, hai vị ngữ
8) Dòng nào dưới đây không phải là từ láy?
a) lâm thâm                b) nằng nặc              c) ngủ ngon          d) đinh ninh
9) Dòng nào sau đây sử dụng biện pháp nhân hoá?
a) Con sông thức tỉnh                 b) Miệng cười như thể hoa ngâu
c) Cả hội trường vỗ tay rào rào    d) Chị ấy có một giọng nói rất ấm
II) Tự luận: 7 điểm
Câu 1 (2 điểm)
a) Chép lại 5 khổ thơ đầu của bài thơ “Lượm” (1 điểm)
b) Nội dung bài học ?
Câu 2 (5 điểm) Tả về thầy giáo hoặc cô giáo mà em yêu quí nhất.
Bài làm :
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Đáp án : 1c 2a 3b 4a 5b 6d
7c 8c 9a
Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam.

-Câu giới thiệu (0,5 điểm)
• Mở bài:

– Giới thiệu qua về thầy / cô giáo mà em sắp kể.

– Kể lại hoàn cảnh và ấn tượng khiến em kính trọng và quý mến cô / thầy giáo.

Thân bài:

– Miêu tả đôi nét về thầy / cô giáo mà em quý mến. Nên tả những nét độc đáo và ấn tượng của thầy / cô giáo.

– Kể về tính tình, tính cách của thầy / cô giáo.

– Kỉ niệm sâu sắc nhất giữa em và thầy / cô giáo đó là gì?

– Nay đã lên lớp 6, tình cảm của em đối với thầy / cô giáo đó ra sao?

Kết bài:

Nêu ra sự kính trọng và yêu mến khi không còn được học với thầy / cô giáo và em sẽ phấnđấu trong việc học tập để không phụ lòng thầy / cô.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thùy Linh
Dung lượng: 19,01KB| Lượt tài: 3
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)