Đề thi lên lớp 10-11 văn 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Phận | Ngày 11/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: Đề thi lên lớp 10-11 văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS ĐỀ THI LÊN LỚP Năm học 2010-2011
NGUYỄN THÀNH HÃN Môn: Ngữ Văn 7 Thời gian : 90 phút
A/ TRẮC NGHIỆM ( 3điểm )
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu đúng nhất.
Đêm đã về khuya. Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ hiện ra mờ ảo, ngọn tháp Phước Duyên dát ánh trăng vàng. Sóng vỗ ru mạn thuyền rồi gợn vô hồi xa mãi cùng những tiếng đàn réo rắt du dương. Đấy là lúc các ca nhi cất lên những khúc điệu Nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai, vương vấn như nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân. Cũng có bản nhạc mang âm hưởng điệu Bắc pha phách điệu Nam không vui, không buồn như tứ đại cảnh. Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch..
(Trích Ngữ văn 7 – tập 2)
Câu 1.Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào?
A. Cổng trường mở ra B.Cuộc chia tay của những con búp bê.
C. Ca Huế trên sông Hương D. Mùa xuân của tôi.
Câu 2. Văn bản chứa đoạn trích trên thuộc thể loại:
A. Văn bản nhật dụng B. Truyện ngắn C. Nghị luận D. Tùy bút
Câu 3. Tác giả của đoạn văn trên là ai?
A. Võ Quảng B. Minh Hương C. Nguyễn Tuân D. Hà Ánh Minh
Câu 4. Thời gian được miêu tả trong đoạn văn trên là khi nào?
Sáng B. Trưa C. Chiều D. Tối
Câu 5. Câu: “Thể hiện ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…” tác giả sử dụng phép tu từ nào?
A. Chơi chữ B. Nhân hóa C. Hoán dụ D. Liệt kê
Câu 6. Nếu viết: “Xa xa bờ bên kia Thiên Mụ ” thì câu văn mắc lỗi nào?
A. Thiếu chủ ngữ B. Thiếu vị ngữ C. Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ D. Thiếu trạng ngữ
Câu 7.Dấu phẩy trong câu văn: “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…” được dùng để làm gì?
A. Đánh dấu giữa các thành phần phụ với chủ ngữ và vị ngữ
B.Đánh dấu giữa các từ có cùng chức vụ trong câu
C. Đánh dấu giữa một từ ngữ với bộ phận chú thích của nó
D. Đánh dấu giữa các vế của một câu ghép.
Câu 8.Vị ngữ trong câu văn: “Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương, ai oán…” có cấu tạo như thế nào ?
A. Danh từ B. Cụm danh từ C.Tính từ D. Cụm tính từ
Câu 9. Dấu chấm lửng trong đoạn văn trên dùng để làm gì?
A. Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết
B. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng
C. Làm giảm nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
D.Cả A,B,C đều đúng.
Câu 10.Em chọn nghĩa đúng nhất để giải nghĩa cho từ “gái lịch”?
A. Cô gái làm nghề ca hát B. Cô gái trẻ
C. Cô gái chơi nhạc cung đình D.Cô gái thanh nhã, lịch sự
Câu 11. Đoạn văn trên tác giả kể ra bao nhiêu làn điệu ca Huế?
A. Bảy B. Sáu C. Năm D. Bốn
Câu 12.Đoạn văn trên có bao nhiêu từ láy?
A. Năm B. Sáu C. Bảy D. Tám
B/ TỰ LUẬN ( 7điểm )
Câu 1: Chép 2 câu tục ngữ nói về con người và xã hội (1đ)
Câu 2: Nêu tác dụng của câu đặc biệt? Cho một câu đặc biệt dùng để bộc lộ cảm xúc. (1đ)
Câu 3: Giải thích câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” (5đ)
---------------------- Hết --------------






ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 7

I. TRẮC NGHIỆM ( 3 đ )

CÂU
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Phận
Dung lượng: 50,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)