De thi Lam Son 09 - 10

Chia sẻ bởi Đỗ Trương Thuận | Ngày 15/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: de thi Lam Son 09 - 10 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

sở giáo dục và đào tạo
-------(--------
kỳ thi tuyển sinh lớp 10
trường thpt chuyên
năm học 2008 - 2009





đề thi dự bị
môn : Sinh học
Ngày thi : 04/7/2008
Thời gian làm bài : 150 phút
(không kể thời gian giao đề)

Chữ ký GT 1 :
.........................

Chữ ký GT 2 :
..........................

(Đề thi này có 02 trang)


Câu I. (2.0 điểm)
1. Thế nào là di truyền liên kết? Hiện tượng này đã bổ sung cho quy luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
2. Để xác định một cá thể có kiểu hình trội là thể đồng hợp trội hay thể dị hợp cần phải thực hiện phép lai nào? Nếu không dùng phép lai trên, có thể sử dụng phép lai khác để xác định không? Cho một ví dụ minh họa?


Câu II. (2.0 điểm)
1. ở gà có bộ NST 2n = 78. Hỏi ở kì giữa, kì sau của nguyên phân có số lượng NST đơn, crômatit, tâm động là bao nhiêu?
2. a) Nêu những điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc của ARN và ADN ?
b) Một đoạn mạch của gen có cấu trúc như sau:
Mạch 1: - A- T- G- X- T- X- G- A- G- T-

Mạch 2: - T- A- X- G- A- G- X- T- X- A-
Xác định trình tự đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch 2 của gen trên và cho biết ARN được tổng hợp theo những nguyên tắc nào?

Câu III. (1.5 điểm)
1. Cho chuỗi thức ăn: Cỏ ( Thỏ ( Cáo ( Vi sinh vật
Hãy phân tích mối quan hệ giữa hai quần thể của 2 loài Thỏ và Cáo trong một quần xã sinh vật. Từ đó cho biết thế nào là hiện tượng khống chế sinh học và ý nghĩa thực tiễn của khống chế sinh học.
2. Thế nào là đột biến cấu trúc NST? Các dạng đột biến cấu trúc NST? Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người, sinh vật?

Câu IV. (1.5 điểm)
Một gen có 75 vòng xoắn và có hiệu số giữa G với A bằng 150 nuclêôtit.
Gen bị đột biến trên một cặp nuclêôtit và sau đột biến, gen có chứa 300 nuclêôtit loại A và 450 nuclêôtit loại G.
Xác định dạng đột biến đã xảy ra trên gen.




Câu V. (3.0 điểm)

Cho biết ở một loài côn trùng, hai cặp tính trạng về chiều cao chân và độ dài cánh do gen nằm trên NST thường quy định và di truyền độc lập với nhau.
Gen A: chân cao; gen a: chân thấp
Gen B: cánh dài; gen b: cánh ngắn.
Người ta tiến hành hai phép lai và thu được hai kết quả khác nhau ở con lai F1 như sau:
1. Phép lai 1, F1 có:
- 37,5% số cá thể có chân cao, cánh dài.
- 37,5% số cá thể có chân thấp, cánh dài.
- 12,5% số cá thể có chân cao, cánh ngắn.
- 12,5% số cá thể có chân thấp, cánh ngắn.
2. Phép lai 2, F1 có:
- 25% số cá thể có chân cao, cánh dài.
- 25% số cá thể có chân cao, cánh ngắn.
- 25%
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Trương Thuận
Dung lượng: 72,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)