Đề thi lại ngữ văn 7 2012-2013

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Tâm | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề thi lại ngữ văn 7 2012-2013 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Phòng GD&ĐT Phụng Hiệp ĐỀ THI LẠI NĂM HỌC 2012-2013
Trường TH và THCS Phương Ninh Môn: Ngữ Văn 7
Thời gian làm bài: 90 phút
(Không kể thời gian phát đề)

Câu 1: Văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn đã vận dụng nghệ thuật tương phản để dựng lên hai cảnh đối lập nhau.
Hãy cho biết nội dung hai cảnh tương phản đó là gì? (2đ)
Câu 2: Viết một đoạn văn ngắn (Khoảng 4 – 5 câu) với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng ít nhất hai trạng ngữ (hai loại khác nhau). (2đ)
Câu 3 : (6đ)
Dân gian có câu ca dao:
“ Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hãy giải thích ý nghĩa và cho biết người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu ca dao ấy.
- HẾT -






























HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI LẠI
MÔN: NGỮ VĂN 7
NĂM HỌC: 2012 – 2013
Câu 1: (2đ)
Học sinh phải nói được nội dung hai cảnh tương phản theo yêu cầu của câu hỏi:
- Cảnh người dân hộ đê: phải dầm nước, đội mưa giữa đêm khuya vô cùng vất vả, căng thẳng.
( thiên tai đang từng lúc giáng xuống, đe dọa cuộc sống của người dân.(1đ)
- Cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng đánh tổ tôm: ngay giữa đình cao, đèn đuốc sáng trưng, vừa đánh tổ tôm vừa hút thuốc, ăn uống vui vẻ, mặc kệ chuyện đê sắp vỡ.
( vạch trần và lên án thái độ vô trách nhiệm, bản chất vô nhân đạo của bọn quan lại thực dân thời phong kiến. (1đ)
Câu 2: (2đ)
Đáp ứng các yêu cầu sau:
- Viết đoạn văn đúng hình thức, nội dung phù hợp, có sử dụng trạng ngữ, diễn đạt chặt chẽ.(1,5đ)
- Trình bày sạch sẽ, ít lỗi chính tả, gạch dưới những trạng ngữ có trong đoạn văn.(0,5đ)

Câu 1: (6đ)
1/ Yêu cầu chung:
Học sinh nắm vững phương pháp làm bài văn lập luận giải thích. Bố cục chặt chẽ, rõ ràng, cân đối; diễn đạt không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu đáp ứng yêu cầu của đề bài.
Giáo viên nên căn cứ trên tổng thể bài làm của học sinh để cho điểm.
2/ Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể lập luận giải thích bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo những yêu cầu cụ thể sau:
Bài văn phải thể hiện rõ bố cục ba phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
a) Mở bài:
Giới thiệu về câu ca dao và những điều cần giải thích.
b) Thân bài:
- Trình bày các nội dung cần giải thích:
+ Nghĩa đen.
+ Nghĩa bóng.
+ Nghĩa sâu.
- Liên hệ thực tiễn cuộc sống để minh họa (chú ý phần nghĩa bóng)
- Nêu những câu ca dao, tục ngữ khác có ý nghĩa tương tự để giảng giải mở rộng.
c) Kết bài:
Nêu ý nghĩa và bài học của câu ca dao.
3/. Tiêu chuẩn cho điểm:
- Điểm 6: Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, bố cục chặt chẽ, rõ rang, diễn đạt tốt, sai một vài lỗi nhỏ.
- Điểm 4-5: Đáp ứng 2/3 yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt. Có thể sai 4-5 lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Điểm 3: Đáp ứng ½ yêu cầu trên. Bố cục rõ ràng, diễn đạt tương đối tốt. Sai 5-7 lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2: Bài làm được nhưng sơ sài. Bố cục thiếu mạch lạc, sai trên 10 lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- Điểm 0: Bài làm lạc đề, không đúng phương pháp, không nắm thể loai.
- HẾT -
Phương Ninh, ngày 03.07.2013
GV ra đề
Nguyễn Văn Tâm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Tâm
Dung lượng: 34,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)