De thi ktbd k10

Chia sẻ bởi doi nhu nui | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: De thi ktbd k10 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT

ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA BỒI DƯỠNG ĐẦU NĂM
Năm học: 2014 - 2015
Môn thi: NGỮ VĂN 11
Ngày thi: 29 tháng 8 năm 2014
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề này có 02 câu, gồm 01 trang.



Câu I Đoc - hiểu (4.0 điểm):
Đọc và trả lời những câu hỏi sau:
Lông ngỗng, lông ngan rơi trắng đường chạy nạn
Những chiếc lông không biết tự giấu mình
Nước mắt thành mặt trái của lòng tin
Tình yêu đến cùng đường là cái chết
Nhưng người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp
Tình yêu bị dối lừa vẫn nguyên vẹn tình yêu
Giá như trên đời còn có một Mỵ Châu
Vừa say đắm yêu đương vừa luôn cảnh giác
Không sơ hở, chẳng mắc lừa mẹo giặc
Một Mỵ Châu như ta vẫn hằng mơ
(Trích: Mỵ Châu – Anh Ngọc)
Đọan thơ của Anh Ngọc được gợi cảm hứng từ tác phẩm An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy. Theo em truyện dân gian này thuộc thể lọai nào?
Truyền thuyết
Cổ tích
Sử thi
Thần thọai
Người đẹp dẫu rơi đầu vẫn đẹp mà lời thơ nhắc tới là nhân vật nào trong tác phẩm?
Câu thơ Lông ngỗng, lông ngan rơi trắng đường chạy nạn gợi nhớ đến chi tiết nào trong tác phẩm An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy:
An Dương Vương gặp khó khăn khi chạy nạn
Trọng Thủy tráo nỏ thần
Mỵ Châu cùng An Dương Vương chạy trốn
Trọng Thủy mang nỏ thần chạy trốn
Chi tiết nào trong tác phẩm thể hiện rõ nhất sự mất cảnh giác của Mị Châu:
Kết hôn với Trọng Thủy
Cho Trọng Thủy xem nỏ thần
Dặn Trọng Thủy cách tìm mình nếu gặp cảnh biệt ly
Rứt lông ngỗng trên đường chạy nạn
Dựa vào truyền thuyết An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy anh (chị) hiểu thế nào về câu thơ Tình yêu đến cùng đường là cái chết
Qua câu chuyện của Mỵ Châu nhân dân ta muốn gửi gắm bài học gì?
Có ý kiến cho rằng Rùa thần chưa công bằng khi kết tội Mị Châu. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao?
Ý nghĩa 4 câu thơ cuối là gì?
Câu II: Làm văn (6.0 điểm)
Phía sau lời nói dối!



TRƯỜNG THPT HẬU LỘC I


H ƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA BỒI DƯỠNG ĐẦU NĂM
Năm học: 2014 - 2015
Môn thi: NGỮ VĂN 11


Câu I. Đọc – hiểu (4.0 điểm)
(0.25đ) A
(0.25đ) Mỵ Châu
(0.25đ) C
(0.25đ) B
(0.5đ):Thể hiện bi kịch đau đớncủa Mỵ Châu, vì cả tin, mù quáng trong tình yêu mà phải trả giá bằng cả tính mạng
(0,5đ): Bài học từ câu chuyện
Bài học cảnh giác với kẻ thù (0.25đ)
Xử lí đúng đắn mối quan hệ riêng chung (0.25đ)
( 1.0 đ): Thể hiện ý kiến của cá nhân
Đồng tình với rùa thần khi kết tột Mỵ Châu vì Mỵ Châu là công chúa nhưng mất cảnh giác làm lộ bí mật quốc gia dẫn đến mất nước
Tuy nhiên rùa thần cũng chưa thật sự công bằng khi đổ lỗi hòan tòan cho Mỵ Châu vì Mỵ Châu phạm tội do vô tình. Nước mất một phần vì do sự mất cảnh giác của An Dương Vương.
8. ( 1.0 điểm)
- Thể hiện điều mong muốn về một Mị Châu vừa “say đắm yêu đương, vừa luôn cảnh giác”
Câu II: Làm văn (6.0 điểm)
Yêu cầu về kĩ năng.
- Biết tổ chức một bài văn .
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận
- Không mắc lỗi chính tả dùng từ, đặt câu, diễn đạt.
Yêu cầu chung về kiến thức:
a/ Giải thích:
Nói dối là nói không đúng sự thật. Đây là một biểu hiện thường gặp trong cuộc sống
b/ Bàn luận: Phía sau lời nói dối có thể là:
Những động cơ, nguyên nhân khác nhau, những toan tính thủ đoạn của kẻ không trung thực; sự yếu đuối hèn nhát của người không dám đối diện sự thật, né tránh sự thật đau lòng, không muốn làm tổn thương người khác.
Những trạng thái tâm lý, cảm xúc khác nhau: buồn – vui, đau khổ- hạnh phúc, hối hận- hả hê…
Những hệ luỵ không ai mong muốn, những hậu quả khôn lường: Lời nói dối có thể kéo theo những hành động gian dối , làm xói mòn nhân phẩm, niềm tin trong con người với nhau, gây bất ôn nhiều mặt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: doi nhu nui
Dung lượng: 57,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)