ĐỀ THI KSCL KÌ 2 VĂN 7
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Thảo |
Ngày 11/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI KSCL KÌ 2 VĂN 7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
-----------------------
KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7 (Thời gian: 60 phút, không kể thời gian giao đề)
Câu 1: ( 1 điểm) Trong đoạn trích sau câu nào là câu đặc biệt?
Mọi người lên xe đã đủ. Cuộc hành trình tiếp tục.Xe chạy giữa cánh đồng hiu quạnh. Và lắc.Và xóc.
Câu 2: ( 2 điểm )
Cho đoạn văn:
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quí báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”
a. Đoạn văn được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu ý nghĩa của tác phẩm đó? (1đ)
b. Tìm và phân loại trạng ngữ có trong đoạn văn trên.(0,5đ)
Câu 3:(3 điểm ) Hãy giải thích vì sao tác giả Phạm Duy Tốn lại lấy nhan đề là “ Sống chết mặc bay”
Câu 4: (4 điểm ) Viết đoạn văn nghị luận khoảng 10-12 câu bàn về luận đề: “ Nói chuyện riêng trong giờ học vừa vi phạm nội quy nhà trường vừa thể hiện hành vi thiếu văn hóa”
--------------HẾT------------
PHÒNG GD & ĐT THANH OAI
TRƯỜNG THCS LIÊN CHÂU
-----------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT GIỮA HỌC KÌ II Năm học 2014 - 2015 MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Câu 1: (1.0 điểm)
Câu đặc biệt là:
- Và lắc. (0,5 điểm)
- Và xóc. ( 0,5 điểm)
Câu 2: (2.0 điểm)
a. (1,5 điểm)
- Đoạn văn được trích trong tác phẩm: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (0,25 điểm)
- Tác giả Hồ Chí Minh . (0,25 điểm)
- Ý nghĩa : Tinh thần yêu nước của nhân ta: Truyền thống yêu nước quí báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước . (1 điểm)
b. (0,5 điểm)
- Trạng ngữ: Từ xưa đến nay, (0,25 điểm)
- Trạng ngữ chỉ thời gian. (0,25 điểm)
Câu 3: ( 3.0 điểm)
Học sinh giải thích được tên nhan đề văn bản xuất phát từ ý nghĩa của câu thành ngữ “ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” ( 1 điểm )
+ “ Sống chết mặc bay - tiền thầy bỏ túi "là câu thành ngữ thể hiện sự vô tâm, lạnh nhạt của một số người trước những vấn đề của xã hội và (có thể) liên quan đến mình.
Học sinh đưa ra được lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục ( 1 điểm )
+ Dù trời mưa, đê có nguy cơ bị vỡ nhưng vẫn không thèm quan tâm, ung dung ngồi bên trong đình trên mặt đê để đánh tổ tôm. Khi thấy người đến báo cáo đê bị vỡ thì nhẫn tâm đuổi đi, chẳng quan tâm gì. Phạm Duy Tốn đã viết truyện này để bày tỏ sự thương xót đối với cuộc sống lầm than, cực khổ của nhân dân.
+ Đồng thời, tác phẩm có dụng ý phê phán sự thờ ơ, bỏ mặc dân, thái độ sống chết mặc bay, vô trách nhiệm của tên quan phủ. Vì thế Phạm Duy Tốn đặt tên tác phẩm này nhằm lên án mạnh mẽ sự thối nát trong chế độ nửa phong kiến đặc biệt là những tên "quan phụ mẫu"- "mẹ" của dân phong kiến trước cảnh đê bị vỡ, người dân .( 1 điểm )
Câu 4: ( 4.0 điểm)
Yêu cầu hình thức:( 1 điểm ) - Đoạn văn , có đánh số câu, diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi chính tả.
Yêu cầu về nội dung: Biết dùng lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục cần làm nổi bật hai luận điểm.
+ Luận điểm 1 :( 1 điểm ) Nói chuyện riêng trong giờ học là vi phạm nội quy nhà trường. Bởi nó vi phạm nội quy nhà trường ảnh hưởng đến kết quả học tập của chính họ.
Lấy dẫn chứng
+ Luận điểm 2: ( 2 điểm ) .Nói chuyện riêng trong giờ học là hành vi thiếu văn hóa.Bởi khi nói chuyện không chỉ làm ảnh hưởng đến các bạn trong lớp.Những bạn ý thức học tập tốt sẽ rất bực mình, khó chịu khi bị các bạn hay nói chuyện làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Thảo
Dung lượng: 52,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)