Đề thi KSCL HKI 2014 - 2015 Sinh 9
Chia sẻ bởi Nguyễn Xuân Quý |
Ngày 15/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Đề thi KSCL HKI 2014 - 2015 Sinh 9 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT KHOÁI CHÂU
TRƯỜNG THCS NHUẾ DƯƠNG
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKI
Năm học: 2014 – 2015.
Môn: Sinh 9
Thời gian làm bài:45 phút (Không kể thời gian giao đề)
I. Trắc nghiệm (2đ)
Hãy chọn câu trả lời đúng và chép vào bài làm của em.
1. Phương pháp dùng để nghiên cứu di truyền ở người là:
A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ B. Phương pháp lai C. Gây đột biến D. Cả 3 phương an trên.
2. Đối tượng nghiên cứu di truyền học chủ yếu của Menđen là
A. Ruồi giấm B. Cà chua C. Người D. Đậu Hà lan.
3. Cấu trúc đặc trưng của NST được nhìn thấy rõ nhất ở kì nào?
A. Kì trung gian B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
4. Vận chuyển axit amin tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin là vai trò của:
A. tARN B. mARN C. rARN D. Cả 3 loại ARN
5. Sự hình thành chuỗi axit amin (prôtêin) được dựa trên khuôn mẫu của:
A. ADN B. tARN C. rARN D. mARN
6. Bản chất hoá học của gen là :
A. ADN B. ARN C. Prôtêin D. NST
7. Dạng đột biến cấu trúc NST nào gây hậu quả lớn nhất?
a. Lặp đoạn b. Đảo đoạn c. Mất đoạn d. Cả a và b
8. Một gen có A = T = 120 nucleotit và G = X = 360 nucleotit. Sau khi bị đột biến có A = T = 121 nucleotit và G = X = 360 nucleotit. Đây là dạng đột biến gì?
A. Mất một cặp Nuclêôtit B. Thêm một cặp Nuclêôtit
C. Đảo vị trí một cặp nucleotit D. Thay thế một cặp Nuclêôtit
II. Tự luận (8đ)
Câu 1 (2đ). Trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội có số lượng NST của bộ NST là (2n+1) và (2n- 1)? Lập sơ đồ minh họa?
Câu 2(2 đ). Hãy giải thích bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ:
Gen (1 đoạn phân tử ADN) (1) mARN (2) Prôtêin (3) Tính trạng
Câu 3 (2,5đ). Phân biệt NST thường và NST giới tính về cấu tạo và chức năng?
Câu 4 (1.5đ) Mai và Lan là hai trẻ đồng sinh cùng trứng, có cùng nhóm máu và nhiều sở thích giống nhau. Đến tuổi đi học, cả hai đều dược cô giáo nhận xét là thông minh và có năng khiếu toán học. Càng lên lớp trên Lan càng chăm học; còn Mai mải chơi không nghe lời bố mẹ, thầy cô. Lan thi đậu vào một trường chuyên cấp III và được chọn vào đội tuyển học sinh giỏi toán. Mai thi không dậu cấp III nên phải học ở một trường dân lập.
a. Tính trạng năng khiếu Toán học ở Mai và Lan do kiểu gen quyết định hay chịu ảnh hưởng của môi trường là chủ yếu?
b. Qua tình huống trên em rút ra bài học gì cho bản thân?
-----Hết-----
Thí sinh không được sử dụng bất cứ tài liệu nào.
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
ĐÁP ÁN
Nội dung
Thang điểm
I. Trắc nghiệm (2đ)
1A 2D 3B 4A 5D 6A 7C 8B
II. Tự luận (8đ)
Câu 1 (2đ).
* Phát sinh giáo tử: Trong quá trình phát sinh giáo tử có 1 cặp NST của tế bào sinh giao tử phân ly không bình thường (các cặp NST khác phân ly bình thường). Tạo ra 2 loại giao tử: 1 loại chưa 2 NST của cặp đó (n+1), một loại giao tử không mang NST nào của cặp đó (n-1).
* Thụ tinh: 2 loại giao tử này kết hợp với giao tử bình thường n trong thụ tinh tạo ra hợp tử có số NST là (2n+ 1) và (2n-1).
* Vẽ sơ đồ
Câu 2(2 đ)
Trình tự các nucleotit trong mạch khuôn của ADN quy định trình tự các nucleotit trong mạch mARN.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Xuân Quý
Dung lượng: 205,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)