Đề thi ks GV huyện Lập Thạch

Chia sẻ bởi Dương Thắng | Ngày 15/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Đề thi ks GV huyện Lập Thạch thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Phòng GD&ĐT lập thạch
Đề thi khảo sát chất lượng giáo viên THCS
Năm học 2009 – 2010
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 150 phút
( Không kể thời gian giao đề)



I/ Phần nhận thức: ( 4 điểm)

Câu 1: Đồng chí hãy cho biết mục tiêu, yêu cầu của phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”? Để triển khai thực hiện tốt phong trào đó theo đồng chi cần thực hiện tốt các nội dung cụ thể gi?

Câu 2: Nêu các nguyên tắc giáo dục bảo vệ môi trường trong trường THCS?

II/ Phần Kiến thức: ( 16 điểm)

Câu 1: Đồng chí hãy cho biết môn sinh học ở trường THCS cần đạt được những nội dung cơ bản gì về kiến thức ? Từ đó xác định những phương pháp dạy học chính của bộ môn.
Câu 2: Trong chương trình sinh học lớp 6, khi giảng dạy chương lá cây, đồng chí hãy xác định những nội dung cần đạt về kiến thức, kỹ năng và vận dụng vào cuộc sống như thế nào?
Câu 3: Những hoạt động gây ra ô nhiễm môi trường của con người ? Các biện pháp bảo vệ, cải tạo môi trường.
Câu 4: Muốn xác định kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội là đồng hợp tử hay dị hợp tử người ta dùng phương pháp nào? Cho ví dụ ?








ĐÁP ÁN MÔN SINH HỌC

Câu 1. Đồng chí hãy cho biết môn sinh học ở trường THCS cần đạt được những nội dung cơ bản gì về kiến thức ? Từ đó xác định những phương pháp dạy học chính của bộ môn.(6đ)
* Bộ môn sinh học ở trường THCS cung cấp các kiến thức sau: ( 3 đ)
- Mô tả được hình thái, cấu tạo của cơ thể sinh vật thông qua các đại diện của các nhóm vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và cơ thể người trong mối quan hệ với môi trường sống.
- Nêu được các đặc điểm sinh học trong đó có chú ý đến tập tính của sinh vật và tầm quan trọng của những sinh vật có giá trị trong nền kinh tế.
- Nêu được hướng tiến hoá của sinh vật ( chủ yếu là động vật, thực vật ), đồng thời nhận biết sơ bộ về các đơn vị phân loại và hệ thống phân loại động vật, thực vật.
- Trình bày được các quy luật cơ bản về sinh lý, sinh thái, di truyền, nêu được cơ sở khoa học của các biện pháp giữ gìn vệ sinh, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường và các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng xuất, cải tạo giống cây trồng, vật nuôi.
* Phương pháp dạy học: ( 3 đ)
a, Sinh học là khoa học thực nghiệm: Các kiến thức sinh học cần được hình thành bằng phương pháp quan sát và thí nghiệm. Đồng thời dựa vào các thí nghiệm mô phỏng, các sơ đồ khái quát và các bảng so sánh.
- Riêng đối với chương trình sinh học 9 : Mang tính khái quát, trừu tượng khá cao nên cần phải hướng dẫn học sinh lĩnh hội bằng tư duy trừu tượng ( phân tích, tổng hợp, so sánh, vận dụng kiến thức đã học…)
b, Cần phát triển các phương pháp dạy học tích cực: Công tác độc lập, hoạt động quan sát, thí nghiệm, thảo luận nhóm, đặc biệt là mở rộng, nâng cao trình độ vận dụng kiểu dạy học đặt vấn đề và nêu vấn đề.
- Rèn cho học sinh năng lực tự học, tự làm việc với SGK và tài liệu tham khảo.
- Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, coi đây là nguồn dẫn tới kiến thức mới bằng con đường khám phá.
Câu 2. Trong chương trình sinh học lớp 6, khi giảng dạy chương lá cây, những nội dung cần đạt về kiến thức, kỹ năng và vận dụng vào cuộc sống như thế nào? (4 đ)
* Kiến thức: ( 2.5)
- Nêu được các đặc điểm bên ngoài gồm: Cuống (bẹ) lá, phiến lá.
- Phân biệt các loại lá đơn và lá kép, các kiểu xếp lá trên cành, các loại gân trên phiến lá.
- Giải thích được quang hợp là quá trình lá cây hấp thụ ánh sáng mặt trời biến chất vô cơ ( nước, CO2, H2O, muối khoáng ) thành chất hữu cơ (đường, tinh bột) và thải ôxi làm không khí luôn được cân bằng.
- Giải thích được: Ở cây hô hấp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Thắng
Dung lượng: 63,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)