đề thi kiểm tra ngữ văn 7 học kì 2

Chia sẻ bởi Võ Phan Hà Trang | Ngày 11/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: đề thi kiểm tra ngữ văn 7 học kì 2 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD& ĐT CẨM XUYÊN Đề thi học kì II
TRƯỜNG THCS CẨM TRUNG Lớp 7 - Năm học: 2013 - 2014
( Thời gian : 90 phút)
ĐỀ THI NGỮ VĂN

Câu 1: (3 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“...Bấy giờ ai nấy ở trong đình, đều nôn nao sợ hãi. Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời:
Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !
Quan lớn đỏ mặt tía tai, quay ra quát rằng:
Đê vỡ rồi !... Đê vỡ rồi, thời ông cách cổ chúng mày, thời ông bỏ tù chúng mày !
Có biết không?... Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?
Dạ, bẩm...
Đuổi cổ nó ra !”
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai?
2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng gì?
3. Đoạn văn có mấy câu rút gọn? Chỉ rõ và khôi phục thành phần bị rút gọn ?
4. Có thể thêm thành phần trạng ngữ vào câu “Đê vỡ rồi” được không?
5. Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?

Câu 2:(2,5)
Thế nào là câu chủ động? Cho ví dụ rồi chuyển đổi thành câu bị động tương ứng?

Câu 3:(2,5)
Phân tích và chứng minh nghệ thuật tăng tiến đối lập trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn để thấy được tình cảnh thê thảm của người dân và thái độ vô trách nhiệm của quan lại.










































ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI NGỮ VĂN 7 HỌC KÌ II
Phần I. Văn học (3 điểm)
1. Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm “Sống chết mặc bay” (0,25 điểm). Tác giả: Phạm Duy Tốn. (0,25 điểm)
2. Dấu chấm lửng trong câu văn “Bẩm ... quan lớn... đê vỡ mất rồi !” có tác dụng biểu thị lời nói bị bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng, thể hiện sự bối rối, lúng túng, hốt hoảng, đau đớn... của nhân vật. (1 điểm)
3. Đoạn văn có câu rút gọn, khôi phụ thành phần bị lược bỏ
- Có biết không? Chúng mày có biết không?
- Dạ, bẩm… Dạ, con bẩm quan.
4. Thêm thành phần trạng ngữ vào câu:
- Ngoài kia
- Chỗ bờ sông phía nam đình,
5.Đoạn văn trên cho em hiểu gì về bản chất tên quan phủ?(1 điểm)
Là một kẻ luôn tỏ ra có uy quyền, một tên quan “lòng lang dạ thú”. Ngay bên bờ tai họa của nhân dân, kẻ được coi là cha mẹ của dân lại chỉ nghĩ đến việc tận hưởng các thú vui xa hoa, ích kỉ của bản thân mình. Kẻ vô trách nhiệm, quen thói hống hách quát nạt.

Phần II. Tiếng Việt (2 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Câu chủ động là câu có chủ ngữ chỉ người vật thực hiện một hành động hướng vào người vật khác(chỉ chủ thể hành động)
Ví dụ: Thầy giáo khen ban Nam học giỏi, hát hay. ( câu chủ đông)
Bạn Nam được thầy giáo khen học giỏi, hát hay.

Câu 2 (1 điểm).Học sinh có thể làm theo nhiều cách miễn đáp ứng được yêu cầu của đề. Biến thành một câu có cụm C - V làm thành phần câu hoặc phụ ngữ mà không thay đổi về nghĩa cho 1 điểm. Cho biết cụm C-V đó làm thành phần gì hoặc phụ ngữ trong từ, cụm từ nào đúng cho 0,25 điểm. (Nếu cuối câu không có dấu chấm câu trừ 0,25 điểm).
a, Chúng em học giỏi. Cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
VD: Chúng em học giỏi khiến cha mẹ và thầy cô rất vui lòng.
Cụm C-V “cha mẹ và thầy cô rất vui lòng”làm phụ ngữ cho động từ “khiến”.
b, Bố mẹ thưởng cho tôi chiếc xe đạp. Tôi đi bằng chiếc xe đạp đó.
VD: Tôi đi học bằng chiếc xe đạp mà bố mẹ thưởng cho tôi.
Cụm C-V “bố mẹ thưởng cho tôi” làm vị ngữ.

Phần III. Tập làm Văn (5 điểm).
Yêu cầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Phan Hà Trang
Dung lượng: 78,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)