De thi kiem tra chât luong dau nam ngu văn 8

Chia sẻ bởi Trần Thanh Tùng | Ngày 16/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: de thi kiem tra chât luong dau nam ngu văn 8 thuộc Tin học 6

Nội dung tài liệu:

Trường THPT Hội Nghĩa ĐỀ THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM
Họ tên:........................... Năm học: 2008-2009
Lớp :.............. Môn: NGỮ VĂN 8
Thời gian: 45 phút
Đề 1
PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

TL














Câu 1. . Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết trong thời kì nào ?
A. Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
B. Thời kì đất nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
C. Thời kì kháng chiến chống Pháp.
D. Những năm đầu của thế kỉ XX.
Câu 2. . Câu văn sâu đây dùng phép liệt kê gì ? Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…
A. Liệt kê không theo từng cặp. B. Liệt kê theo từng cặp.
C. Liệt kê tăng tiến. D. Liệt kê không tăng tiến.
Câu 3. . Danh thắng nào của Huế không được nhắc tới trong văn bản “Ca Huế trên sông Hương” ?
A. Sông Hương. B. Tháp Phước Duyên. C. Chùa Thiên Mụ. D. Thôn Vĩ Dạ.
Câu 4. . Tác giả của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là ai ?
A. Phạm văn Đồng. B. Đặng Thai Mai. C. Hồ Chí Minh. D. Hoài Thanh.
Câu 5. .Cho đoạn văn sau đây : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báo của dân tộc ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào sau đây ?
A. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. B. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
C. Ý nghĩa của văn chương. D. Sự giàu đẹp của tiến Việt.
Câu 6. . Câu “Bổn phận của chúng ta là làm cho những thứ của quý kín đáo ấy đều được ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì ?
A. Câu rút gọn. B. Câu chủ động. C. Câu đặc biệt. D. Câu bị động.
Câu 7. . Bài văn “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” được viết theo kiểu nghị luận nào ?
A. Nghị luận chứng minh. B. Nghị luận phân tích.
C. Nghị luận giải thích. D. Nghị luận bình luận.
Câu 8. . Nhận xét nào đúng với hai câu văn " Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu trong rương, trong hòm"?
A. Là hai câu chủ động. B. Là hai câu đặc biệt.
C. Là hai câu bị động. D. Là hai câu ghép chính phụ.
Câu 9. . Phép liệt kê có tác dụng gì ?
A. Diễn tả sự tương phản của các sự vật hiện tượng.
B. Diễn tả đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của các sự vật hiện tượng.
C. Diễn tả sự phức tạp, rắc rối của các sự vật hiện tượng.
D. Diễn tả sự giống nhau của các sự vật hiện tượng.
Câu 10. . Câu đặc biệt là câu :
A. Là câu có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
B. Là câu không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ.
C. Là câu chỉ có chủ ngữ.
D. Là câu chỉ có vị ngữ.
Câu 11. . Câu nào sau đây là câu rút gọn ?
A. Học đi đôi với hành. B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
C. Ai cũng phải học đi đôi với hành. D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
Câu 12. . Dòng nào nói đúng nhất những nội dung mà văn bản “Ca Huế trên sông Hương” muốn đề cập đến.
A. Sự phong phú và đa dạng của các làn điệu dân ca.
B. Vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên dòng sông Hương.
C. Nguồn gốc của một số làn điệu ca Huế.
D. Cả ba nội dung trên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thanh Tùng
Dung lượng: 132,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)