ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ I

Chia sẻ bởi Quách Thị Tiến | Ngày 16/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI KHẢO SÁT GIỮA KÌ I thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

đề thi khảo sát giữa kì I lớp 6
Môn: Lịch sử
Thời gian:45 phút

Trắc nghiệm (2đ )

Câu 1(0,5đ ). Em hãy điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trước các dữ kiện sau :
A……………………………………………………hình thành ở lưu vực các con sông lớn, vào cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN. Nhà nước chuyên chế. Kinh tế nông nghiệp trồng lúa nước
B………………………………………………………hình thành ở bán đảo Ban căng và Italia, vào thiên niên kỉ I TCN. Nhà nước chiếm hữu nô lệ. Kinh tế công thương nghiệp.
Đọc câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng .

Câu 2 (0.5đ ) . Tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ trên đất nước ta là gì ?
Chế độ thị tộc mẫu hệ
Chế độ thị tộc phụ hệ
Chế độ chiếm hữu nô lệ.
Câu 3(1đ) Hãy nối nội dung ở cột A với nội dung ở cột B trong bảng sau đây sao cho đúng.

A

B

a) Các quốc gia cổ đại
phương Đông

1) Hi Lạp



2) Ai Cập



3) Rô-ma

b) Các quốc gia cổ đại phương Tây

4) Lưỡng Hà



5) Ân Độ



6) Trung Quốc



Tự luận (8đ )
Câu1(2,đ). Dựa vào cách tính thời gian trong lịch sử hãy ghi ra các phép tính xác định các sự kiện sau:
Nước Âu Lạc bị quân Triệu Đà xâm chiếm năm 179 TCN, cách năm 2010 là bao nhiêu năm?
Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 cách năm 2010 bao nhiêu năm?
Câu 2(2đ) Giải thích thuật ngữ lịch sử: Chế độ chiếm hữu nô lệ?
Câu 3 ( 4đ ). Tầm quan trọng của sự ra đời nghề nông trồng lúa nước?

Hướng dẫn chấm bài :
Trắc nghiệm(2đ )
Câu 1(0,5đ ). Mỗi ý đúng 0,25đ
A.Các quốc gia cổ đại phương Đông
B. Các quốc gia cổ đại phương Tây
Câu 2(0,5đ ). Chọn ý A
Câu 3(0,5đ ). Đúng 5 hoặc 6ý 1đ
4ý 0,75đ
3ý 0,5đ
2ý 0,25đ
1ý không có điểm

Tự luận (8đ )
 Câu 1(2đ ). Mỗi ý đúng 1đ
: A. 2010 + 179 = 2189năm
B. 2010 – 248 = 1762 năm.
Câu 2 : (2đ)
Chế độ chiếm hữu nô lệ: là chế độ xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ. Nô lệ hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô.
Câu 2 : (4đ).
Có ý nghĩa cực kì quan trọng đối với cuộc sống con người.Con người chủ động hơn trong trồng trọt và tích luỹ lương thực, từ đó người ta có thể định cư lâu dài ở vùng đồng bằng các con sông lớn.

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Quách Thị Tiến
Dung lượng: 39,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)