Đề thi khảo sát cuối năm Sử 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Tiến Dũng | Ngày 16/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Đề thi khảo sát cuối năm Sử 6 thuộc Lịch sử 6

Nội dung tài liệu:

Đề thi khảo sát học kì II môn lịch sử 6
Thời gian: 45 phút

Câu 1: (2 điểm) Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc? Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta?
Câu 2: (4 điểm) Tình hình kinh tế và văn hoá nước ta trong thời Bắc thuộc?
Câu 3: (2 điểm) Hãy nêu tên các sự kiện lịch sử tương ứng với các mốc thời gian sau:
- Năm 40: …………………………………………..
- Năm 248: ……………….........................………
- Năm 542: …………………………………………
- Năm 722: …………………………………………
- Năm 905: …………………………………………
Câu 4: (2 điểm) Ngô quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào? ý nghĩa lịch sử của chiến thắng Bạch Đằng năm 938?






Đáp án và biểu điểm đề thi khảo sát Lịch sử 6

Câu 1: (2 điểm)
- Sử cũ gọi như vậy vì: sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN, nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị, đô hộ. (1 điểm)
- Chính sách cai trị: (1 điểm)
+ Bóc lột tàn bạo nhân dân ta.
+ Thực hiện chính sách “đồng hoá”.
Câu 2: (4 điểm)
- Về kinh tế: (2,5 điểm)
+ Trong nông nghiệp: nhân dân biết sử dụng sức kéo của trâu bò, biết làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ.
+ Nghề rèn sắt vẫn phát triển; các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì, phát triển.
+ Thương nghiệp: giao lưu buôn bán được duy trì, chính quyền đô hộ nắm độc quyền ngọi thương
- Về văn hoá: (1,5 điểm)
+ Một số tôn giáo và phong tục tập quán được du nhập vào nước ta.
+ Nhân dân ta vẫn sử dụng tiếng nói tổ tiên và sống theo nếp riêng với với những phong tục cổ truyền của dân tộc.
+ Vận dụng chữ Hán với cách đọc riêng.
Câu 3: (2 điểm)
- Các sự kiện: năm 40: khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
năm 248: khởi nghĩa Bà Triệu.
năm 542: khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ.
năm 722: khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
năm 722: Khúc Thừa Dụ khởi nghĩa giành quyền tự chủ.
- Cho điểm: điền sai mỗi sự kiện trừ 0,5 điểm.
Câu 4: (2 điểm)
- Ngô quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán: (1 điểm)
+ Dự đoán giặc vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng, chọn đây là nơi quyết chiến (chủ động)
+ Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông và quân mai phục hai bên bờ (độc đáo).
- ý nghĩa:
+ Đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù, khẳng định nền độc lập của Tổ quốc.
+ Chấm dứt hoàn toàn ách đô hộ hơn một nghìn năm của các triều đại phong kiến phương Bắc.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Tiến Dũng
Dung lượng: 30,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)