ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LUỌNG HỌC KÌ I-MÔN VĂN 9

Chia sẻ bởi Lương Mai Hiên | Ngày 11/10/2018 | 41

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LUỌNG HỌC KÌ I-MÔN VĂN 9 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Ngữ Văn- Lớp 9 ( đề chẵn)
Thời gian: 90 phút ( Không kể phát đề)

Câu 1- (2 điểm)
Câu 1.a: (1 điểm): Điền các khái niệm sau vào chỗ trống sao cho đúng:
......................... khi giao tiếp cần nói cho có nội dung không thiếu, không thừa.
......................... khi giao tiếp cần nói đúng đề tài, tránh nói lạc đề.
......................... khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác.
......................... khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
......................... khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và thiếu bằng chứng xác thực.
Câu 1.b: (1 điểm) Giải thích thành ngữ “ Nói như dùi đục chấm mắm cáy” sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ở đây.
Câu 2- (2 điểm)
Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du.
Câu 3- (6 điểm)
Suy nghĩ của em về bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.



ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I
NĂM HỌC 2015- 2016
Môn: Ngữ Văn- Lớp 9 ( đề lẻ)
Thời gian: 90 phút ( Không kể phát đề)

Câu 1- (2 điểm)
Câu 1.a: (1 điểm) Điền các khái niệm sau vào chỗ trống sao cho đúng:
......................... khi giao tiếp đừng nói những điều mà mình không tin là đúng và thiếu bằng chứng xác thực.
......................... khi giao tiếp cần nói cho có nội dung không thiếu, không thừa.
......................... khi giao tiếp cần nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ.
......................... khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác.
......................... khi giao tiếp cần nói đúng đề tài, tránh nói lạc đề.

Câu 1.b: (1 điểm) Giải thích thành ngữ “Ăn đơm nói đặt” sau và cho biết phương châm hội thoại nào không được tuân thủ ở đây:

Câu 2- (2 điểm)
Trình bày hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Du.

Câu 3- (6 điểm)
Suy nghĩ của em về bi kịch của người phụ nữ trong xã hội xưa qua nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ.





 ĐÁP ÁN
ĐỀ CHẴN
Câu 1:
Câu 1.a: + Điền vào chỗ trống theo thứ tự như sau:
- Phương châm về lượng
- Phương châm quan hệ
- Phương châm lịch sự
- Phương châm cách thức
- Phương châm về chất
Câu 1.b: Giải nghĩa: “Nói như dùi đục chấm mắm cáy” là nói năng thô thiển, cộc lộc. Phương châm lịch sự không được tuân thủ.
ĐỀ LẺ
Câu 1:
Câu 1.a: Điền vào chỗ trống theo thứ tự như sau:
- Phương châm về chất
- Phương châm về lượng
- Phương châm cách thức
- Phương châm lịch sự
- Phương châm quan hệ
Câu 1.b: Giải nghĩa: “ Ăn đơm nói đặt” là bịa đặt, vu khống người khác. Phương châm về chất không được tuân thủ.
PHẦN CHUNG CẢ HAI ĐỀ.
Câu 2: Trình bày được những ý cơ bản sau:
- Nguyễn Du tên chữ: Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765-1820}, quê ở làn Tiên Điền- Nghi Xuân- Hà Tĩnh.
- Ông sinh ra trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học.
- Ông là người thông minh, học giỏi làm quan dưới 2 triều Lê và Nguyễn. Trong thời gian làm quan dưới triều Nguyễn, ông được cử làm chánh sứ sang Trung Quốc 2 lần nhưng lần thứ 2 chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế.
- Ông là Đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.
* Sự nghiệp văn chương:
+ Thơ chữ Hán: Thanh Hiên thi tập
Bắc Hành tạp lục
Năm trung tạp ngâm
+ Thơ chữ nôm: Đoạn trường Tân Thanh ( Truyện Kiều)
Văn tế thập loại chúng sinh ……..
Câu 3:
Hình thức
- Làm đúng thể loại văn nghị luận văn học,
- Bố cục rõ ràng, hành văn trôi chảy,
- Chữ viết đep, ít sai lỗi chính tả.
B. Về nội dung:
Cần thể hiện rõ các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lương Mai Hiên
Dung lượng: 53,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: DOC
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)