De thi KH II Ngư van 7
Chia sẻ bởi Trần Văn Vinh |
Ngày 11/10/2018 |
25
Chia sẻ tài liệu: De thi KH II Ngư van 7 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
đề kiểm tra học kỳ ii Năm học 2009 - 2010
Môn : Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút
Họ và tên: ........................................................ Lớp: ......................
I. Phần trắc nghiệm (3 điểm):
Câu 1. Đọc kỹ đoạn văn và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất:
Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn cho quần chúng nhân dân hiểu được, nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Nước việt nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”… Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.
(Ngữ văn 7 tập 2)
a. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính.
A. Miêu tả C. Biểu cảm
B. Tự sự D. Nghị luận.
b. Dấu ba chấm trong đoạn văn trên (sau cụm từ “Không bao giờ thay đổi” dùng để:
A. Tỏ ý còn nhiều trường hợp tương tự chưa liệt kê hết.
B. Thể hiện sự ngập ngừng ngắt quãng.
C. Làm giãn nhịp câu văn.
D. Thể hiện chỗ lời nói còn bỏ dở.
c. Dòng nào thể hiện rõ luận điểm của đoạn văn trên?
A. Sự giản dị trong đời sống của Bác.
B. Sự giản dị trong tác phong của Bác.
C. Sự giản dị trong lời nói, bài viết của Bác.
D. Sự giản dị trong quan hệ với mọi người của Bác.
d. Trong câu “Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết” tác giả đã dùng biện pháp tu từ.
A. So sánh. B. Liệt kê.
C. dụ. D. Hoán dụ.
Câu 2. Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu ý em cho là đúng nhất trong các ý sau:
a. Vì sao có thể nói: ca Huế vừa sôi nổi, tươi vui, vừa trang trọng uy nghi.
A. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian.
B. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc thính phòng.
C. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc dân gian và nhạc cung đình.
D. Do ca Huế bắt nguồn từ nhạc cung đình.
b. Mục nào sau đây không phù hợp với văn bản báo cáo.
A. Quốc hiệu, nơi làm báo cáo và ngày tháng.
B. Tên văn bản.
C. Nơi gửi, nội dung báo cáo, ký tên.
D. Cảm xúc của người viết báo cáo.
II. Phần tự luận (7 điểm):
Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn sống theo đạo lí “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “uống nư
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Vinh
Dung lượng: 26,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)