Đe thi HSNK LOP 7

Chia sẻ bởi Đinh Thị Thêu | Ngày 11/10/2018 | 219

Chia sẻ tài liệu: Đe thi HSNK LOP 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN BÁ THƯỚC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CỤM LỚP 7
Năm học 2015 – 2016
ĐỀ THI MÔN: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút


Người ra đề: Hà Thị Thọ
Đơn vị công tác: Trường THCS Thiết Kế

Câu 1 (3 điểm):
Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của những quan hệ từ trong những câu thơ sau:
“ Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”.
( Bánh trôi nước - Hồ Xuân Hương).

Câu 2: (5 điểm)

“ Chiều mưa sa trắng đồng, trên bờ cỏ, một con “cò lửa” lông nâu vàng đứng rụt cổ tránh mưa. Và mẹ tôi cũng đứng đó, áo tơi lá trên người. Mẹ tôi và con cò giống nhau…”
(Nguyễn Phan Hách, Những đoạn văn hay dành cho học sinh tiểu học,NXB Giáo dục, 2008,tr.49)
Cảm nhận của em về đoạn văn trên.

Câu 3: (12 điểm)

Có ý kiến cho rằng: “Văn học là một bài ca về những tình cảm cao đẹp nhất của con người”.
Em hãy viết một bài văn nghị luận để làm sáng tỏ ý kiến trên.



--------------- HẾT ---------------

Họ và tên thí sinh:……………………………………………Số báo danh:…………………..
Chữ ký giám thị 1:………………………..…..Chữ ký giám thị 2:……………………………





UBND HUYỆN BÁ THƯỚC
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
KÌ THI GIAO LƯU HỌC SINH GIỎI CỤM LỚP 6,7,8
Năm học 2015 – 2016


HƯỚNG DẪN CHẤM
Môn: Ngữ văn
( Phần hướng dẫn chấm này gồm có 02 trang)

Câu 1 (3 điểm):
* Yêu cầu 1 (1,0 điểm):
Chỉ ra những quan hệ từ: Mặc dầu, mà.
* Cho điểm:
Chỉ đúng mỗi từ cho 0,5 điểm.
* Yêu cầu 2: Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng quan hệ từ (2,0 điểm):
- Việc sử dụng các quan hệ từ mặc dầu, mà chỉ sự đối lập giữa bề ngoài của chiếc bánh trôi nước với cái nhân của nó, chiếc bánh trôi có thể rắn hay nát, khô hay nhão là do tay người nặn nhưng dù thể rắn hay nát, khô hay nhão thì bên trong cũng có nhân màu hồng son, ngọt lịm.
- Đó cũng là sự đối lập giữa hoàn cảnh xã hội với việc giữ gìn tấm lòng son sắt của người phụ nữ.
- Việc sử dụng cặp quan hệ từ trên tạo nên một cách dõng dạc và dứt khoát thể hiện rõ thái độ quyết tâm bảo vệ giữ gìn nhân phẩm của người phụ nữ trong bất cứ hoàn cảnh nào.
- Việc dùng cặp quan hệ từ trên cũng đã thể hiện thái độ đề cao, bênh vực người phụ nữ của Hồ Xuân Hương.
* Cho điểm:
- Mỗi ý đúng, sâu sắc cho 0,5 điểm.
- Chạm vào yêu cầu cho 0,25 điểm.
- Thiếu hoặc sai hoàn toàn cho 0 điểm.
Câu 2: (5đ)
Yêu cầu: Học sinh trình bày sự cảm nhận của mình bằng một đoạn văn hay trên một đoạn văn và phải nói được các điểm giống nhau của hai nhân vật- con “cò lửa” và người mẹ.
Con “cò lửa” và hình ảnh người mẹ cùng tồn tại trong một thời gian (chiều mưa sa trắng đồng) và trong một không gian (trên bờ cỏ). Không gian và thời gian ấy gợi lên bóng dáng nhỏ nhoi, tội nghiệp đang phải đối mặt với những khó khăn của ngoại cảnh. .(1.0đ )
Cả hai hình ảnh đều cùng một sắc màu (màu vàng) và cùng một hành động (rụt cổ ,thu mình lại) đứng yên tại chỗ. .(1.0đ)
Qua biện pháp so sánh, nhà văn đã làm nổi bật hình ảnh một người mẹ lam lũ, tảo tần, giàu đức hi sinh và bày tỏ lòng yêu thương, kính trọng, biết ơn về cuộc đời
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Thị Thêu
Dung lượng: 158,50KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)