Đề thi HSNK 2013-2014

Chia sẻ bởi Trường THCS Chu Văn An | Ngày 11/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSNK 2013-2014 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN


Đề thi có 01 trang
KỲ THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6, 7, 8 CẤP HUYỆN NĂM HỌC 2013 - 2014

MÔN NGỮ VĂN 7
Thời gian làm bài 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1: (4.0 điểm)
Chỉ ra những cái hay, cái đẹp và hiệu quả diễn đạt của nó đsử dụng trong đoạn thơ sau:
ẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát,
Chuyến phà dào dạt bến Bình Ca
(Tố Hữu) Câu 2: (6.0 điểm)
Văn bản Cổng trường mở ra (Ngữ Văn 7, Tập I) kết thúc như sau:
Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kỳ diệu sẽ mở ra”.
Hãy viết một đoạn văn 8-10 câu trình bày suy nghĩ của em về “thế giới kỳ diệu” được mở ra khi “bước qua cánh cổng trường”.

Câu 3: ( 10.0 điểm)
Hãy chứng minh rằng đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.
––––––––––––––––––– Hết ––––––––––––––––––––
Họ và tên thí sinh ......................................................... SBD ...................
Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm








HƯỚNG DẪN CHẤM
THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 6, 7, 8 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2013 – 2014
MÔN NGỮ VĂN 7

I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Tránh tâm lí ngại cho điểm tối đa. Cần quan niệm rằng một bài đạt điểm tối đa vẫn là một bài làm có thể còn những sơ suất nhỏ.
- Điểm lẻ toàn bài tính đến 0,25 điểm.
II. Đáp án và thang điểm
Nội dung cần đạt
ĐIỂM

Câu 1: (4,0 điểm)
Chỉ ra những cái hay, cái đẹp và hiệu quả diễn đạt của nó đsử dụng trong đoạn thơ sau:
ẹp vô cùng tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt.
Nắng chói Sông Lô hò ô tiếng hát,
Chuyến phà dào dạt bến Bình Ca(Tố Hữu)

* Yêu cầu về nội dung cần làm nổi bật các ý cơ bản sau:
- Cái đẹp (nghệ thuật của đoạn thơ):
+ Cách gieo vần “a” (câu 1, 4) và “át” (câu 2,3) làm cho khổ thơ giàu tính nhạc điệu với thanh tiếng hát điệu hò tạo cảm giác mênh mông khoáng đạt.
+ Đảo trật tự cú pháp và câu cảm thán ở câu thơ thứ nhất đã nhấn mạnh cảm xúc ngợi ca.
+ Cách ngắt nhịp cân đối 4/4.
+ Sử dụng nhiều từ láy chỉ đặc điểm, tính chất :  "ngào ngạt", "dào dạt"; tính từ màu sắc: màu "xanh" của rừng cọ đồi chè, sắc "chói" của nắng… thể hiện cái bát ngát tươi đẹp, tràn đầy sức sống


1.00


0.50

0.50

1.00

 - Cái hay (nội dung của đoạn thơ): Đoạn thơ vẽ lên một bức tranh đẹp, rực rỡ ơi sáng về thiên nhiên đất ; tạo cho lòng niềm tự hào vô bờ về Tổ quốc ơi đẹp,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trường THCS Chu Văn An
Dung lượng: 81,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)