De thi hsh vong truong

Chia sẻ bởi Ngô Tiến Thùy | Ngày 15/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: de thi hsh vong truong thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNGGD&ĐT TAM NÔNG
TRƯỜNG THCS PHÚ NINH

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
MÔN: SINH HỌC
(Thời gian : 150 phút )





Câu 1: ( 3 điểm).
Nêu những điểm khác nhau giữa NST thường và NST giới tính? Tại sao trong cấu trúc dân số, tỉ lệ nam: nữ xấp xỉ 1:1.
Câu 2 : (3 điểm) Ruồi Giấm có bộ NST 2n = 8 , giải thích và sơ đồ minh họa cơ chế sinh Ruồi cái và Ruồi đực ở loài sinh vật này.
Câu 3:( 4 điểm)
a) Thế nào là biến dị tổ hợp ? Tại sao các loài giao phối lại tạo ra nhiều biến dị tổ hợp hơn các loài sinh sản vô tính  ?
b) Hãy chỉ rõ biến dị tổ hợp xuất hiện ở thế hệ F2 trong trường hợp bố mẹ thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản ( lấy thí nghiệm của Menđen để dẫn chứng )
Câu 4:( 3 đ) So sánh giữa định đồng tính với định luật phân li .

Câu 5 (3 đ ) Hãy nêu những ảnh hưỡng của việc có thai sớm ngoài ý muốn ở độ tuổi vị thành niên? Theo em cần phải làm gì để tránh rơi vào tình trạng trên.
Câu 6 : (4đ)
Nếu F1 đông tính thì có nhất thiết là P thuần chủng hay không ? Giải thích ?
Viết giao tử của các gen sau : AaBb ; Aabb ; AaBB, BV
bv
c. So sánh tính chất giữa phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện.


( Hết)









ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI
HSG MÔN SINH HỌC VÒNG TRƯỜNG

NĂM HỌC : 2012- 2013


Câu
Nội Dung
Điểm

1
( 3 điểm )
 NST giới tính
 NST thường

1. Tồn tại 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.
2. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng (XX) hoặc không tương đồng (XY) .
3. Mang gen qui định giới tính .
1. Tồn tại với số cặp lớn trong tế bào lưỡng bội 2. Luôn tồn tại tronh cặp tương đồng
3. Mang gen qui định tính trạng thường.

* Trong quá trình giảm phân: Cơ thể mẹ chỉ cho ra 1 loại giao tử là trúng (X ), còn Cơ thể bố cho ra 2 loại tinh trung là X, Y mà khả năng thụ tinh của 2 loại tinh trùng ngang nhau nên tỷ lệ sinh con trai và con gái như nhau xấp xỷ 1: 1.




* Mỗi ý 0.25 đ



1.5






1.5








2
(3 điểm )
- Ruồi giấm 2n = 8 n = 4
- Trong giảm phân ở ruồi cái (6A + XX ) cho ra 1 trứng (3A + X), ruồi đực (6A+ XY ) cho ra 2 loại tinh trùng là (3A+ Y) và (3A+ X) .
- Trong thụ tinh :
+ Nếu tinh trùng (3A+ Y) kết hợp với trứng (3A + X) tạo ra ruồi đực .
+ Nếu tinh trùng (3A+ X) kết hợp với trứng (3A + X) tạo ra ruồi cái .
- Tỷ lệ sinh ruồi đực và ruồi cái là 1 : 1
0.5
1


0.5
0.5
0.5


3
(4 điểm )
a. Là sự biến dị do tổ hợp ngẩu nhiên giữa các loại giao tử của bố và mẹ trong quá trình thụ tinh . Sự phân li độc lập giữa các cặp tính trạng đã đưa đến sự tổ hợp các tính trạng cảu P làm xuất hiện các kiểu hình khác P, kiểu hình này gọi là biến dị tổ hợp.
* Các loài giao phối trong quá trình giảm phân xảy ra cơ chế phân li, tổ hợp tự do của các NST và của gen tạo nên nhiều giao tử. Nhờ đó khi thụ tinh đã tạo nên nhiều loại biến dị tổ hợp.
- Do các loài sinh sản vô tính bằng con đường nguyên phân nên bộ NST, bộ gen ở đời con vẫn giống bộ NST, bô gen ở bố mẹ.
b. Theo thí nghiệm của Menden thì các loại biến dị tổ hợp :

Vd : P : Vàng, Trơn x Xanh, Nhăn
F1 : Vàng, Trơn ( 100% )
F1 x F1 :
F2 : những biến dị tổ hợp : Vàng, Nhăn ; Xanh, Trơn

1




1


1


0.5


0.5


4
(3 điểm )


Giống nhau:
- Đều
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Tiến Thùy
Dung lượng: 64,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)