DE_THI_HSGL9NH2012

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hồng Hải | Ngày 15/10/2018 | 20

Chia sẻ tài liệu: DE_THI_HSGL9NH2012 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Câu 1: (3 điểm)
Vì sao nhiều loại lá, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới?
Vì sao hô hấp và quang hợp trái ngược nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau?
Câu 2: (2 điểm)
a. Phân biệt tuần hoàn và hô hấp của động vật thuộc lớp Bò sát với động vật thuộc lớp Thú.
b. Vì sao cá sấu tim có 4 ngăn hoàn toàn nhưng vẫn không được xếp vào động vật thuộc lớp Thú?
Câu 3: (2 điểm)
Bạch huyết là gì? Nêu sự giống và khác nhau giữa bạch huyết và máu?
Câu 4: (3 điểm)
a. Cho các đoạn mạch 1, 2, 3 sau:

Mạch 1


Mạch 2


Mạch 3

+ Xác định mạch nào của ADN, mạch nào của ARN?
+ Viết trình tự các nucleotit còn thiếu cho các đoạn mạch trên?
Trình bày chức năng của prôtêin?
Câu 5: (3 điểm)
Ưu thế lai là gì? Cho biết cơ sở di truyền của hiện tượng trên? Tại sao không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống? Muốn duy trì ưu thế lai thì phải dùng biện pháp gì?
Câu 6: (4 điểm)
Ở ruồi giấm tương phản với 2 tính trạng mình đen cánh dài và mình xám cánh ngắn. Cho ruồi đực F1 giáo phối với ruồi cái khác được 12.5% số ruồi F2 thân đen cánh dài.
Cho biết mỗi gen qui định 1 tính trạng và các gen nằm trên các nhiễm sắc thể thường khác nhau.
Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 7: (3 điểm)
Một gen có chiều dài 0,408 ϻm. Có số nucleotit loại A chiếm 20% số nucleotit của gen. Gen đột biến mất đi một đoạn có 60 X và số liên kết hidro của gen sau đột biến là 2850.
Tính số lượng từng loại nucleotit của gen trước và sau đột biến.
-------------HẾT-----------------












ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM

1
a. Nhiều loại lá mặt trên sẫm hơn mặt dưới là vì: màu lục của lá cây do các hạt diệp lục trong cấu trúc của lục lạp tạo nên. Các hạt diệp lục chỉ được tạo thành ngoài ánh sang. Mặt trên của lá cây do tiếp xúc với ánh sang nhiều hơn mặt dưới. Vì vậy các hạt diệp lục tạo ra sẽ nhiều hơn và làm mặt trên lá có màu lục sẫm hơn mặt dưới của lá.
1,5



b. - Hô hấp hấp thụ khí oxi và thải khí cacbonic còn quang hợp hấp thụ khí cacbonic và thải khí oxi.
- Hô hấp phân giải chất hữu cơ còn quang hợp chế tạo chất hữu cơ.
- Hai hiện tượng trên đều dựa vào nhau, sản phẩm của hiện tượng này là nguyên liệu của hiện tượng kia. Ví dụ: chất hữu cơ do quang hợp tạo ra là nguyên liệu của hô hấp; ngược lại khí khí cacbonic tạo ra từ hô hấp là nguyên liệu của quang hợp.
- Mỗi cơ thể thực vật đều tồn tại song song hai hiện tượng trên và nếu thiếu 1 trong 2 hiện tượng thì sự sống dùng lại.
0,25

0,25
0,75


0,25

2
(1,5 đ)
Lớp Bò sát
Lớp Thú


- Tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, tạo thành 2 vòng tuần hoàn, máu ít pha. Là động vật biến nhiệt.
- Tim 4 ngăn hoàn chỉnh, tạo thành 2 vòng tuần hoàn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể. Là động vật hằng nhiệt.


- Hô hấp bằng phổi, phổi có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh.
- Phổi lớn gồm nhiều phế nang với mao mạch dày đặc bao quanh.


- Sự thông khí ở phổi nhờ các cơ liên sườn.
- Sự thông khí nhờ các cơ liên sườn và cơ hoành.


2
Vì cá sấu không có những đặc điểm chung của động vật thuộc lớp Thú như: có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, có bộ lông mao bao phủ cơ thể, ...
0,5

3
- Bạch huyết là một thẻ dịch trong suốt, màu vàng nhạt, gồm huyết tương và huyết cầu (chủ yếu là bạch cầu)
- Giống:
.Đều là thành phần của môi trường bên trong cơ thể gồm huyết tương và huyết cầu
.Đều tham gia vận chuyển chất trong cơ thể
.Đều tham gia bảo vệ cơ thể
- Khác:
1

1




1

Bạch huyết
Máu

-
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hồng Hải
Dung lượng: 78,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)