Đề thi HSG vòng trường chuẩn bị thi Tỉnh 2014

Chia sẻ bởi Hải DươngVP | Ngày 15/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG vòng trường chuẩn bị thi Tỉnh 2014 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
Môn: SINH HỌC - LỚP 9
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1: (1 điểm)
Giải thích vì sao 2 phân tử ADN con được tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ? Điều gì đã xảy ra khi phân tử ADN con tạo ra qua nhân đôi khác với phân tử ADN mẹ?
Câu 2: (1,5 điểm)
So sánh kết quả lai phân tích F1 trong 2 trường hợp di truyền độc lập và di truyền liên kết của 2 cặp tính trạng. Hiện tượng di truyền liên kết đã bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menđen như thế nào?
Câu 3: (1,5 điểm)
Trong thực tế hoa của những cây trồng bằng hạt thường cho nhiều biến dị về màu hoa hơn hoa những cây trồng theo phương pháp giâm, chiết, ghép. Hãy giải thích vì sao như vậy?
Câu 4: (1,25 điểm)
Có 5 hợp tử nguyên phân một số lần bằng nhau và đã sử dụng của môi trường nguyên liệu tương đương với 1750 nhiễm sắc thể. Biết rằng bộ nhiễm sắc thể có trong mỗi tế bào con được tạo ra là 50. Hãy xác định:
a/ Số lần nguyên phân của mỗi hợp tử.
b/ Tổng số nhiễm sắc thể có trong các tế bào con được tạo ra từ mỗi hợp tử nói trên.
Câu 5: (1,75 điểm)
Cho một đoạn mạch của một gen như sau:
Mạch 1: - T - T - X - A - X - G - G - X - T - G - A -
a/ Hãy viết đầy đủ cấu trúc của đoạn gen trên.
b/ Nếu đoạn gen trên tự nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số lượng từng loại nucleotit môi trường cung cấp là bao nhiêu?
Câu 6: (3 điểm)
Ở Ngô, A: Hạt màu đỏ ; a: Hạt màu trắng.
B: Thân cao; b: Thân thấp.
Hai cặp tính trạng về màu hạt và chiều cao thân di truyền độc lập. Người ta thực hiện các pháp lai sau:
- Phép lai 1: P: Hạt đỏ - Thân cao X Hạt trắng - Thân thấp
F1: 100% Hạt đỏ - Thân cao
- Phép lai 2: P: Hạt đỏ - Thân thấp X Hạt trắng - Thân cao
F1: 221 đỏ-cao; 200 đỏ- thấp, 119 trắng- cao; 201 trắng-thấp
- Phép lai 3: P: Hạt đỏ - Thân cao X Hạt trắng - Thân cao
F1: 450 Hạt đỏ-Thân cao; 152 Hạt đỏ - Thân thấp
Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai.

------------------HẾT------------------





HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT HSG SINH 9

Câu 1: (1 điểm)
Hai ADN con sau nhân đôi giống ADN mẹ do quá trình nhân đôi diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc khuôn mẫu : Mạch mới phân tử ADN con được tổng hợp dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ.
- Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết các nucleotit ở mạch khuôn với các nucleotit tự do trong môi trường nội bào theo nguyên tắc : A liên kết với T hay ngược lại; G liên kết với X hay ngược lại.
- Nguyên tắc giữ lại một nữa (bán bảo toàn): Trong mỗi phân tử ADN con có 1 mạch của ADN mẹ, (mạch cũ), mạch còn lại được tổng hợp mới.
- Xảy ra đột biến gen: rối loạn trong quá tình tự sao chép của phân tử ADN.
Câu 2: (1,5 điểm)

Di truyền độc lập
Di truyền liên kết

P: vàng trơn X xanh nhăn
AaBb aabb
G: AB, Ab, aB, ab ab
F1: 1 AaBb: 1 Aabb: 1 aaBb : 1 aabb
1 vàng trơn : 1 vàng nhăn:
1 xanh trơn: 1 xanh nhăn

Tỷ lệ KH và KG là: 1:1:1:1.
Có sự tổ hợp lại các tính trạng ở P làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
P: xám, dài X đen, cụt
BVbv
bv bv
G: BV, bv bv
F1: 1 BV : 1 bv
bv bv
1 xám, dài : 1 đen, cụt
Tỷ lệ KH và KG là 1:1
Không xuất hiện biến dị tổ hợp.



Hiện tượng di truyền liên kết bổ sung cho định luật phân li độc lập của Menden
( 5 ý, mỗi ý 0,1 đ)
- Trong tế bào, số lượng gen lớn hơn số lượng NST rất nhiều nên mỗi NST phải
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: 22,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)