ĐỀ THI HSG VĂN 8 2016

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàng Long | Ngày 11/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG VĂN 8 2016 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN 2015 -2016
MÔN THI: NGỮ VĂN 8
Thời gian làm bài 120 phút


Câu 1 (4.0 điểm)
Chỉ rõ và phân tích các biện pháp tu từ có trong hai câu thơ sau:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...
(trích “Quê hương” - Tế Hanh)
Câu 2 (6.0 điểm)
“Phải bé lại, lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một dịu êm vô cùng”.
a. Câu văn trên là lời của nhân vật nào? trong tác phẩm nào? của ai?
b. Qua câu văn trên, em cảm nhận được gì ở tâm trạng, tình cảm của nhân vật dành cho mẹ? (Trả lời ngắn gọn, không phân tích).
c. Từ ý nghĩa của câu văn trên, hãy viết một đoạn văn (khoảng từ 10 – 20 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về vai trò của người mẹ đối với tuổi thơ của mỗi con người.
Câu 3 (10 điểm)
Trong truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, nhân vật ông giáo đã từng có lúc thất vọng thốt lên “Cuộc đời quả thật cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn…” nhưng cuối cùng, ông giáo đã vỡ lẽ nhận ra “Không! Cuộc đời chưa hẳn đáng buồn, hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”.
Điều gì khiến ông giáo từng thất vọng rồi vỡ lẽ như vậy và điều đó có ý nghĩa gì?
Phân tích nhân vật Lão Hạc để trả lời câu hỏi trên.
--------------------------------------------- Hết -------------------------------------------







Đáp án và thang điểm
Câu

Yêu cầu
Điểm





1
a
Chỉ được biện pháp tu từ trong 2 câu thơ: so sánh và nhân hóa.

1


b
Phân tích giá trị:
- Sự so sánh liên tưởng độc đáo của tác giả đã khiến cho cánh buồm quen thuộc hiện lên với vẻ đẹp bất ngờ, lãng mạn, thơ mộng, lớn lao và thiêng liêng hơn. Cánh buồm đã trở thành biểu tượng của linh hồn làng chài, quê hương của Tế Hanh.
- Nhờ có các biện pháp ấy mà nhà thơ Tế Hanh đã vẽ được chính xác cái hình và cảm nhận tinh tế cái hồn của sự vật.

2


1





2
a
Câu văn được trích là lời của nhân vật bé Hồng trong tác phẩm Những ngày thơ ấu của Nguyễn Hồng.
1


b
Câu văn thể hiện tâm trạng vui mừng, xúc động mãnh liệt và tình cảm yêu thương tha thiết của nhân vật với người mẹ bất hạnh.
1


c
* Về kỹ năng:
- Biết cách viết một đoạn văn nghị luận, văn phong trong sáng, lập luận chặt chẽ, viết có cảm xúc.
- Viết đúng hình thức, quy cách của một đoạn văn; đúng yêu cầu về dung lượng đã cho trong đề bài.
* Về nội dung: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo nhiều cách nhưng dù theo cách nào thì các câu trong đoạn văn đều phải liên kết, thống nhất xoay quanh chủ đề: vai trò của người mẹ với tuổi thơ của mỗi người. Dưới đây là một số gợi ý định hướng chấm bài:
- Tâm tư tình cảm của nhân vật bé Hồng trong câu văn đã nói lên vai trò to lớn của người mẹ với mỗi người, nhất là với tuổi thơ.
- Vai trò của người mẹ với tuổi thơ của mỗi con người.









1

3








3
a
Về kỹ năng
- Biết cách viết bài văn phân tích nhân vật trong tác phẩm tự sự theo định hướng (Phân tích nhân vật Lão Hạc theo hướng chú trọng, lí giải vấn đề đặt ra trong đề bài).
- Văn phong trong sáng, bố cục bài viết mạch lạc, lập luận chặt chẽ, biết chọn lựa những chi tiết đặc sắc để bình.



b
Về kiến thức
* Mở bài: giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nhân vật Lão Hạc.
* Thân bài
- Lão Hạc là nhân vật chính, được tái hiện qua lời kể của nhân vật ông giáo; là lão nông nghèo, có hoàn cảnh éo le: vợ chết, con trai phải đi kiếm sống ở xa, lão sống một mình với con chó vàng, sống bằng bòn vườn và làm mướn.
- Lão Hạc là người hiền lành, chân chất, thương con hết mực: đau xót khi con trai phẫn chí bỏ làng ra đi;
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàng Long
Dung lượng: 47,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)