Đề thi HSG văn 7 (đề 2)

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Dậu | Ngày 11/10/2018 | 34

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG văn 7 (đề 2) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO SA PA
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN


NĂM HỌC 2012 - 2013
Môn: Ngữ văn - Lớp 7


Thời gian: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang, 02 câu)


Câu 1: (6,0 điểm)
Trong bài thơ “ Tiếng gà trưa”, nhà thơ Xuân Quỳnh viết:
“…Tiếng gà ai nhảy ổ:
Cục…cục tác cục ta
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ…”
Vận dụng kiến thức đã học về những biện pháp tu từ từ vựng để cảm thụ nét nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ trên?
Câu 2: (14 điểm)
Các bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
Qua các bài thơ “Sông núi nước Nam”, “Phò giá về kinh” (Sách Ngữ văn 7, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy làm sáng tỏ nội dung tinh thần yêu nước của thơ trữ tình trung đại Việt Nam.


__________Hết__________
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm























PHÒNG GD & ĐT SA PA ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Môn thi: Ngữ văn 7 (Đáp án - thang điểm gồm có 03 trang
Câu 1(6,0 điểm):
* Đoạn thơ sử dụng hai biện pháp tu từ:
- Điệp từ “nghe” nhấn mạnh cảm xúc đang trào dâng mãnh liệt trong lòng người chiến sĩ khi nghe tiếng gà trưa quen thuộc tại một xóm nhỏ trên đường hành quân ra trận. (2,5điểm)
- Các hình ảnh ẩn dụ bổ sung chuyển đổi cảm giác: (3,5 điểm)
+ “Xao động nắng trưa”cảm nhận nhờ thị giác.
+ “Bàn chân đỡ mỏi” cảm nhận nhờ cảm giác.
+ “Gọi về tuổi thơ” cảm nhận bằng tâm hồn.
Tất cả đều được chuyển đổi sang cảm nhận bằng thính giác “nghe”. Những hình ảnh này diễn tả cảm nhận của anh chiến sĩ thấy nắng trưa như xao động, thấy mình như được tiếp thêm sức mạnh để tiếp tục bước trên đường hành quân xa và gợi về những kỉ niệm thời thơ ấu với tình bà cháu, gia đình thân thương.
Câu 2: (14 điểm)
1. Yêu cầu chung:
Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
- Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị luận văn học).
- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, trong đó có kết hợp giải thích, phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam khác để làm phong phú thêm bài làm…
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…
2. Yêu cầu cụ thể:

Mở bài: (2,0 điểm)
- Giới thiệu khái quát: thơ trữ tình trung đại Việt Nam có nội dung rất phong phú nhưng vẫn tập trung vào hai chủ đề lớn là tinh thần yêu nước và tình cảm nhân đạo.
(1 điểm)
- Giới thiệu khái quát các bài thơ “Sông núi nước Nam”, “Phò giá về kinh”, đã thể hiện rõ tinh thần yêu nước của dân tộc ta…( 1 điểm)

Thân bài: (10 điểm )
Bằng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu qua hai văn bản trên, bài viết của học sinh làm sáng tỏ tinh thần yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu được các ý cơ bản như sau:
+ Ý thứ nhất: Giải thích về nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trữ tình trung đại Việt Nam (3,5 điểm)
- Là một nội dung lớn của văn học nói chung, của thơ trữ tình trung đại Việt Nam nói riêng. Nội dung yêu nước được thể hiện qua thơ trung đại rất phong phú và đa dạng… 2,0 điểm
- Nội dung yêu nước thể hiện ở sự khẳng định chủ quyền về lãnh thổ, nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước; thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc…… (1
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Dậu
Dung lượng: 50,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)